Giá Heo Hơi Tăng Khi Nguồn Cung Chưa Hồi Phục

Sau thời gian dài giá heo xuống thấp, phần đông người chăn nuôi đã “treo chuồng” dẫn đến số lượng heo giảm lớn, tuy nhiên vào thời điểm cuối năm, nguồn cung hút đã khiến giá heo tăng vọt.
Hiện nay, mỗi tạ heo dao động từ 4,6 - 4,7 triệu đồng (giá heo lúc xuống thấp chỉ khoảng 3,4 triệu đồng/tạ), người chăn nuôi rất phấn khởi. Theo tính toán của nhiều hộ dân, chỉ trong vòng một tháng, giá heo tăng lên 2 lần.
Cô Nguyễn Hoa Lam - xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) cho biết: “Thời gian qua, giá heo xuống “tận đáy” khiến cho người chăn nuôi tưởng chừng phải bỏ nghề. Đến nay, giá heo bắt đầu “trở mình” là một tín hiệu vui cho người chăn nuôi. Theo tính toán, trên đà này, đến Tết thì giá heo có thể tăng mạnh hơn bởi nhu cầu rất lớn”.
Ông Nguyễn Văn Nương - phường 2, thành phố Sa Đéc chia sẻ: “Do nguồn hàng có dấu hiệu khan hiếm nên thương lái thu mua rất ráo riết. Đối với heo chưa đủ trọng lượng, thừa cân thương lái cũng ngã giá thu mua”.
Lý giải cho việc giá heo tăng mạnh, nhiều người chăn nuôi cho biết, một phần do quy luật cung cầu. Vào thời điểm giá heo đạt đến đỉnh chưa từng có thì bà con ùn ùn tăng đàn, khiến cho cung vượt cầu, thương lái ép giá, thêm thông tin sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, rồi dịch bệnh tác động kéo giá xuống rất thấp. Trước tình hình thị trường có những chuyển biến tốt, thì nguồn cung chưa hồi phục dẫn đến giá heo tăng lên. Đồng thời các doanh nghiệp chuẩn bị cung ứng sản phẩm phục vụ Tết cần nguồn thịt heo lớn cũng khiến cho giá tăng cao.
Ngoài ra, giá thức ăn chăn nuôi không tăng, nhiều doanh nghiệp còn khuyến mãi từ 10.000 - 50.000đồng/bao để kích thích người tiêu dùng khi mua sản phẩm. Chính yếu tố đó mà người chăn nuôi được lợi cả đôi.
Trước tình hình giá heo hơi tăng thì giá thịt heo trên thị trường cũng bắt đầu xê dịch. Hiện nay, giá thịt heo dao động từ 80 - 85.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg. Theo nhiều tiểu thương, thịt heo là nguồn thực phẩm chính trong bữa ăn của nhiều gia đình. Hiện nay, những nguồn thực phẩm thay thế trong mùa lũ cũng hết mùa, thịt heo sẽ chiếm lại vị trí đầu.
Nhiều năm qua, khi giá heo hơi tăng cao, người chăn nuôi đẩy mạnh công tác tái, tăng đàn, khiến có thể tiếp tục làm chênh lệch cán cân cung cầu. Tuy nhiên, phần đông người chăn nuôi lo lắng hiện nay là việc nhập khẩu thịt. Theo ông Nương: “Thời gian qua, có thông tin cho rằng việc nhập thịt heo từ chính thống đến tiểu ngạch dẫn đến việc cung vượt cầu, giá heo sụt giảm mạnh. Nếu đẩy mạnh khâu kiểm soát, điều tiết được cung cầu trong nước, người chăn nuôi sẽ không bị thiệt thòi...”.
Có thể bạn quan tâm

Với 32km bờ biển, 81 nghìn ha bãi bồi ven biển và gần 4.000ha đất ngập triều, những năm qua, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của huyện, trọng tâm là phát triển lực lượng khai thác xa bờ, xây dựng hạ tầng dịch vụ nghề cá và phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.

“Hơn chục năm trước, có nằm mơ tôi cũng không tưởng tượng mình có thể tạo lập được cơ ngơi như ngày hôm nay. Nhiều người nói việc làm kinh tế của gia đình tôi giống như truyện cổ tích cũng không ngoa”.

Những năm gần đây, nông dân huyện Châu Thành (Long An), chú trọng chuyển đổi từ cây lúa sang trồng thanh long với lợi nhuận cao hơn trồng lúa gấp 2-3 lần.

Ông Huỳnh Quang Hưng – Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc – cho biết hiện nay nguồn cá cơm nguyên liệu trên địa bàn huyện đang rất khan hiếm do thương lái từ nhiều nơi tăng cường thu gom. Giá cá cơm nguyên liệu đã đội lên gấp đôi, hiện dao động trong khoảng từ 13 – 18.000đ/kg.

Đối với doanh nghiệp, việc xây dựng vùng nuôi cá tra theo tiêu chuẩn ASC (Aquaculture Stewardship Council), một tiêu chuẩn của Quỹ quốc tế bão vệ thiên nhiên, là điều tương đối dễ dàng, tuy nhiên, với những hộ nuôi nhỏ lẻ thì con đường đi đến tiêu chuẩn này còn khá xa.