Giá Heo Hơi Giảm 2 - 3 Ngàn Đồng/kg Ở Đồng Nai

Trại heo của ông Võ Hữu Thời ở xã Lộc An (huyện Long Thành - Đồng Nai) phải giảm đàn, nuôi bằng cám trộn để hạ giá thành.
Hiện nay, giá heo hơi các thương lái mua tại các trại của Đồng Nai chỉ còn 36 - 37 ngàn đồng/kg, giảm 3 - 4 ngàn đồng/kg so với cách đây 1 tuần. Tại các hộ nuôi nhỏ lẻ, heo không đẹp và trọng lượng trên 100 kg, thương lái chỉ mua với giá 34 - 35 ngàn đồng/kg.
Trong khi đó, theo các chủ trang trại, giá thành chăn nuôi heo đã lên đến khoảng 41 - 43 ngàn đồng/kg. Với giá heo như hiện tại, nếu có heo xuất chuồng, người chăn nuôi chịu thua lỗ từ 500 - 900 ngàn đồng/tạ heo hơi.
Được biết, hơn 1 năm nay, giá heo hơi luôn nằm dưới giá thành, khiến người chăn nuôi trong tỉnh chịu thua lỗ lớn. Hiện nhiều trại đã chuyển qua nuôi heo bằng cám trộn để giảm chi phí, nhằm duy trì đàn heo qua cơn khủng hoảng về giá.
Theo ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, do giá heo giảm mạnh trong một thời gian dài, khiến nhiều hộ thua lỗ phải giảm đàn. Thực tế, tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh hiện đã giảm khoảng 3%.
Có thể bạn quan tâm

Với những thành công đã đạt được, năm 2016, nông dân các huyện: Châu Phú, Tri Tôn, Thoại Sơn và TP. Long Xuyên (An Giang) sẽ ký kết với Công ty TNHH Angimex Kitoku trồng 3.200 héc-ta lúa Nhật (các giống lúa: Hana, Akita, Kinu, DS1).

Trồng rau màu vốn chỉ được coi là một nghề phụ để người dân kiếm thêm thu nhập. Nhưng với việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thì ông Vũ Văn Sáu, huyện Phúc Thọ, TP.Hà Nội lại biến trồng rau thành cơ hội phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình mình.
Những năm gần đây, bà con nông dân thị trấn Lộc Thắng nói riêng và các xã trên địa bàn huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) nói chung đã chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

Cây thanh long đang phát triển mạnh ở huyện Tân Phước (Tiền Giang). Bên cạnh những hiệu quả bước đầu, cũng có không ít những vấn đề đặt ra để cây trồng này “bám rễ” bền vững trên vùng đất mới.

Diện tích trồng dưa hấu ở Tân Trụ (Long An) tuy không lớn nhưng do nông dân trồng quanh năm nên áp lực sâu bệnh vẫn rất cao. Vì vậy, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu, bệnh rất phổ biến.