Giá heo, gà thịt rơi tự do

Xã Thanh Lương là trọng điểm nuôi gà thả vườn tập trung lớn nhất thị xã và của tỉnh Bình Phước, luôn duy trì khoảng 300 ngàn con/lứa.
Từ đầu năm 2015, giá gà thịt luôn ở mức trung bình 75 - 80 ngàn đồng/kg, có thời điểm lên tới 84 - 85 ngàn đồng/kg mà vẫn không đáp ứng nhu cầu thị trường.
Người nuôi gà rất phấn khởi vì luôn có lãi từ 25 - 30 triệu đồng/1.000 con gà sau gần 4 tháng nuôi.
Bên cạnh đó, giá heo cũng luôn ở mức 49 - 50 ngàn đồng/kg heo hơi, người nuôi lãi từ 1,3 - 1,5 triệu đồng/con khi xuất chuồng (khoảng 80 - 90kg/con).
Tuy nhiên từ đầu tháng 8-2015 đến nay, giá heo, gà thả vườn thương phẩm luôn giảm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Hiện giá heo hơi trung bình còn 40 - 43 ngàn đồng/kg (tùy heo đẹp, xấu).
Giá gà thịt trung bình còn 60 ngàn đồng/kg.
Với giá bán này, người chăn nuôi số lượng lớn, tính toán và kỹ thuật chăn nuôi tốt, không bị dịch bệnh thì còn có lãi một chút, ngược lại thì hòa hoặc lỗ vốn.
Nguyên nhân giá heo - gà thịt giảm là do ảnh hưởng tâm lý người tiêu dùng từ thông tin người chăn nuôi sử dụng chất cấm và gà nhập khẩu giá rẻ từ Mỹ.
Nếu thời gian tới, giá tiếp tục giảm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì và phát triển chăn nuôi của nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Nếu như cách đây hơn một tháng, hàng trăm nông dân trồng dưa các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi rơi vào cảnh điêu đứng vì dưa hấu rớt giá thảm hại, thì những ngày này, người trồng dưa đang phấn chấn, vui như trẩy hội khi các thương lái đến tận ruộng mua dưa hấu với giá từ 10.000 đến 11.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi hécta nông dân trồng dưa hấu có lãi hàng trăm triệu đồng.

Trước tình trạng công nghiệp hóa nông nghiệp gây ra nhiều hậu quả về mặt môi trường cũng như bất công về thu nhập đối với nông dân nghèo, Oxfam kêu gọi chính phủ các nước đầu tư vào mô hình nông nghiệp bền vững, và đảm bảo ít tác động tới hệ sinh thái.

Nhiều năm qua, vụ lúa trên đất nuôi tôm bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn… làm cho năng suất “giậm chân tại chỗ”. Khoảng thời gian 14 năm chuyển dịch tại Cà Mau cũng là thời gian nông dân thực hiện mô hình lúa - tôm băn khoăn về năng suất của cả con tôm và cây lúa.

Trong tự nhiên chạch bùn sống đáy, ở khu vực nước nông của sông, ao, hồ, kênh mương, ưa nước sạch; không thích hợp với môi trường bùn đáy ô nhiễm nhiều mùn bã hữu cơ.

Do nhu cầu sản phẩm tôm sống trên thị trường khá cao nên các nhà nghiên cứu từ đại học công nghệ Virginnia, Mỹ đã nghiên cứu phương pháp vận chuyển loài thủy sản này ở trong điều kiện ít nước hơn.