Giá Hạt Điều Còn 15.000 Đồng/kg

Theo các hộ trồng điều ở huyện Châu Đức, Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), giá hạt điều ở thời điểm này (cuối vụ) đã giảm mạnh, hiện còn 15.000 đồng/kg, so với đầu vụ giảm 6.000 đồng/kg. Tình trạng mất mùa do diễn biến bất thường của thời tiết và rớt giá khiến người trồng điều đang lỗ nặng nên nhiều hộ đã chặt bỏ để canh tác cây trồng khác.
Theo thống kê của Sở NN-PTNT, năm 2000 trên địa bàn tỉnh có khoảng 13.000ha điều. Trong đó, huyện Xuyên Mộc và Châu Đức có diện tích lớn nhất và chiếm hơn 40% diện tích cây trồng lâu năm; đến nay diện tích điều đã giảm mạnh, trung bình mỗi năm có khoảng 500ha điều bị chặt bỏ để chuyển đổi cây trồng. Một trong những địa phương chặt bỏ cây điều nhiều nhất là xã Bông Trang (huyện Xuyên Mộc).
Trước đây toàn xã có khoảng 600ha điều nhưng nay còn khoảng 250ha. Cây điều được ngành nông nghiệp của tỉnh xác định là cây trồng chiến lược để xóa đói, giảm nghèo và có chức năng phủ xanh đồi trọc cùng những khu vực đất cằn cỗi.
Để nông dân không chặt bỏ cây điều, người nông dân đang rất cần chính sách hỗ trợ của Nhà nước về trợ giá và kỹ thuật để tăng sản lượng.
Có thể bạn quan tâm

Từ khi dự án nạo vét thượng nguồn sông Ba Lai hoàn thành, tuyến đê ven sông Ba Lai được đưa vào sử dụng, một số hộ dân sinh sống ven tuyến đê xã Thành Triệu (Châu Thành, Bến Tre) đã tận dụng khoảng đất trên mặt đê và hành lang bảo vệ đê để trồng rau màu, chuối, đu đủ và cây lâu năm.

Hiện nay nhiều địa phương trên địa bàn huyện Chợ Mới (An Giang) đã biết tận dụng lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, việc nuôi bò theo hướng ứng dụng công nghệ cao đang được nhiều hộ dân thực hiện, vì hiệu quả kinh tế mang lại khá cao so với cách nuôi truyền thống.

Là địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa, nông dân tại xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã có sáng kiến làm quy trình sản xuất nấm rơm ngoài trời theo một quy trình khép kín. Thay vì đốt rơm rạ như trước kia một cách lãng phí, thì nay bà con nông dân tận dụng ngay nguồn rơm để làm nấm.

Hiện nay, ngoài một số xã Chiềng Hắc, Đông Sang, Mường Sang ở Mộc Châu; nông dân xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn cũng đang tiến hành trồng cà chua trái vụ bằng phương thức gieo hạt truyền thống. Nhưng để sản xuất cà chua trái vụ, các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc xử lý bệnh héo xanh làm giảm năng suất.

Tính đến tháng 7/2013, toàn tỉnh có 42.552 ha cao su, nhiều nhất ở Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân… Hầu hết diện tích cao su đều sinh trưởng tốt, năng suất cao su năm 2012 bình quân đạt 15,08 tạ/ha, tăng gần 3 tạ/ha so với năm 2005.