Giá hành tím Sóc Trăng tăng gấp 4 lần

Ngày 1/5, ngay tại trụ sở Thị đoàn Vĩnh Châu, một container lớn đang bốc xếp hành lên xe để chuyển ra Hà Nội. Anh Lâm Minh Phụng, Phó Bí thư thị đoàn Vĩnh Châu cho biết, số hành được bốc lên xe chuyển ra Hà Nội đợt này là 28 tấn.
Tính đến hết ngày Quốc tế lao động, sản lượng hành tím được các cấp, ngành, địa phương và lực lượng đoàn viên thanh niên Sóc Trăng "giải cứu" trên 1.000 tấn. Tại thị xã Vĩnh Châu, hiện có cả chục nhóm đoàn viên, thanh niên tình nguyện luôn tích cực, cùng nhân viên của hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu đến tận nhà dân để thu mua, đóng gói cung cấp cho các công ty, trường học…
Theo anh Nguyễn Thành Duy, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Sóc Trăng, từ giữa tháng Tư đến nay, tỉnh đoàn đã đứng ra phối hợp với các doanh nghiệp ở Hà Nội, TP HCM và một số hệ thống siêu thị… thu mua hành tím trong dân.
Do lượng hành tồn đọng nhiều nên những hộ khó khăn, nghèo, cận nghèo sẽ được ưu tiên thu mua trước, lực lượng đoàn viên thanh niên cũng đã đi từng hộ khảo sát thống kê lượng hành để có kế hoạch tiêu thụ khi có đơn đặt hàng của các nơi gửi tới.
Mặc dù việc tiêu thụ hành tím đang thực hiện khá hiệu quả, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế chứ không thể bền vững. Ông Nguyễn Chí Công, Phó chủ tịch thị xã Vĩnh Châu cho biết, địa phương đang phối hợp với các ngành liên quan, cơ quan truyền thông tăng cường quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hành tím Vĩnh Châu bởi thị trường nội địa rất lớn, nhưng chưa khai thác được.
Bên cạnh đó, địa phương cũng tính đến việc nâng cao chất lượng hành nhất là khâu bảo quản sau thu hoạch, tồn trữ được lâu dài hơn và đặc biệt, sẽ khuyến cáo bà con cân nhắc về diện tích, có thể giảm bớt trồng hành để chuyển sang nuôi, trồng các loại cây con khác có hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm

Với bờ biển dài, có 2 cửa lạch, lực lượng, phương tiện đánh bắt hùng hậu, hệ thống hồ, đầm nuôi tôm tập trung... Thủy sản Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn. Tiềm năng lợi thế đó trở thành sức hấp dẫn mới thu hút các nhà đầu tư, tạo ra những tiền đề, điều kiện để ngành kinh tế thủy sản địa phương phát triển trong giai đoạn mới.

Tại nhiều chợ trên địa bàn Thủ đô, vải đầu mùa (hay còn gọi là vải tu hú) đã bắt đầu được bày bán dù còn thưa thớt. Tuy nhiên, giá vải thì cũng đủ mức, trong đó cao nhất là có người bán hàng "hét" giá tới 90.000 đồng/kg.

“Ngày thấp nhất, gia đình tôi thu không dưới 1 triệu đồng từ hơn 600 gốc chanh”-ông Nguyễn Văn Lăng, ở thôn Ia Só, xã Hbông, huyện Chư Sê chia sẻ như vậy về mô hình kinh tế có một không hai trên địa bàn tỉnh tính đến nay.

Đây là nội dung chính được đưa ra tại hội thảo “Thực phẩm công nghiệp và sự cần thiết của công nghệ chế biến cho ngành thủy sản Việt Nam” do VCCI Chi nhánh Cần Thơ phối hợp với Công ty Công ty Nienstedt (Cộng hòa LB Đức) tổ chức.

Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 70 tấn hóa chất Chlorine 65% min thuộc hàng dự trữ quốc gia cho 2 tỉnh: Bến Tre, Thừa Thiên Huế để phòng, chống dịch bệnh thủy sản.