Giá hành lá tăng cao

Vào những ngày này, dù cái nắng vẫn hết sức gay gắt, nhưng tại những rẫy màu ở xã Đại Tâm, không khí mùa vụ diễn ra hết sức nhộn nhịp. Cây màu này vừa thu hoạch xong, nông dân đã tranh thủ làm đất ngay để xuống giống vụ màu tiếp theo, nên cả một vùng trồng hành rộng lớn của xã lúc nào cũng phủ một màu xanh cùng sự tất bật của nhà nông.
Tất cả đều hết sức khẩn trương, bởi thị trường đang có nhu cầu lớn và giá cả của hầu hết các loại rau màu đều đang tăng, nhất là hành lá. Theo các chủ vựa ở Đại Tâm, đầu năm đến nay, do thời tiết nắng nóng nên sản lượng hành lá tại hầu hết các tỉnh đều giảm mạnh, trong khi thị trường trong nước và nhất là thị trường Campuchia đang tiêu thụ rất mạnh, nên giá hành cứ tăng liên tục.
Theo ông Liêng Minh Hùng, người chuyên trồng hành lá ở ấp Đại Ân cho biết: “Do thời tiết nắng nóng kéo dài, làm năng suất giảm trung bình từ 20 - 30% so với những vụ trước, nên hành lá tăng giá liên tục trong những ngày qua. Hiện tại, thu hoạch xong là có thương lái đến tận nhà thu mua, người dân không phải tốn thêm chi phí vận chuyển”.
Giá bán hành lá cho thương lái từ 8.000 đồng/kg, đang tăng dần lên theo tín hiệu thị trường và hiện tại ở mức 13.000 đồng/kg, giá bán tại chợ cho người tiêu dùng 18.000 đồng/kg. Ông Trần Thanh Tân ở ấp Đại Ân, hớn hở khoe: “Tui vừa thu hoạch xong 3 công hành lá được khoảng 3 tấn, bán cho thương lái ngay tại ruộng với giá 12.000 đồng/kg; trừ hết chi phí còn lời hơn 30 triệu đồng, chỉ trong thời gian có 65 ngày. Tuy lợi nhuận cao nhưng tốn nhiều công chăm sóc, nên phần lớn mỗi người chỉ làm được vài công, nhiều cũng chỉ khoảng 1 ha”.
Tuy chưa đến ngày thu hoạch và chỉ có 2 công trồng hành lá, nhưng với giá hành tăng vọt từng ngày, ông Lâm Thế Lữ ở ấp Đại Ân cũng vui ra mặt, vì hành của ông đang phát triển rất tốt. Ông Lữ chia sẻ: “Chỉ cần giá hành giữ được ở mức 13.000 đồng/kg như hiện tại, với 2 công hành này, tôi lời cũng hơn 20 triệu đồng”.
Theo ông Lữ, thông thường hành lá chỉ có giá cao trong mùa mưa do điều kiện canh tác khó khăn, nên người trồng còn gọi là vụ nghịch. Còn vụ này là vụ thuận mà giá lại cao so với mọi năm đúng là có hơi bất ngờ. Ở vụ này, do điều kiện sản xuất thuận lợi, nên phần lớn nông dân sử dụng hành lá địa phương, còn sang mùa mưa nông dân phải chuyển sang trồng loại giống mới, vì giống địa phương dù giá rất rẻ, nhưng lại không có sức chống chịu với thời tiết mưa nhiều. Cũng nhờ chuyển đổi giống kịp thời mà nông dân vùng trồng mẫu Đại Tâm có thể trồng hành lá quanh năm chứ không chỉ gói gọn trong mùa khô như những năm trước.
Tổ trưởng tổ hợp tác trồng rau an toàn ấp Đại Ân - ông Chung Kim Hoàng cho biết, vụ này nhiều nơi chịu hạn hán, khó khăn trong việc chăm sóc, nhưng ở Đại Tâm nhờ có thủy lợi rất tốt, cộng thêm kinh nghiệm trồng màu chuyên canh lâu năm, nên hầu hết đều có năng suất ổn định. Ông Hoàng khẳng định: “Đối với dân trồng màu ở đây, vấn đề mà họ quan tâm nhất chính là giá bán, còn năng suất đối với họ là không khó. Ngay cả việc sản xuất màu theo hướng an toàn được cho là khó, nhưng ở tổ hợp tác chúng tôi, hầu hết vẫn đạt năng suất màu an toàn không thua gì cách sản xuất truyền thống”.
Có lẽ, chính vì sự thất thường của giá cả, nên có vụ người trồng màu hả hê với mức lợi nhuận cả chục triệu đồng/công, nhưng cũng có vụ giá màu chạm đáy, thậm chí không có thương lái nào đến thu mua, phải bỏ héo khô ngoài rẫy. Tuy rất thành công với vụ hành lá thuận mùa này, nhưng không ai dám chắc chắn giá hành ở vụ nghịch mùa sắp tới sẽ được giá.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, đi dọc các vùng nuôi tôm công nghiệp nằm ở ven biển thuộc các xã Bạch Long, Giao Phong, Quất Lâm (Giao Thủy - Nam Định); Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều (Hải Hậu); Nghĩa Phúc, Nam Điền (Nghĩa Hưng)… chúng tôi bắt gặp các hộ nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, đổ ra các ao đầm miệt mài kéo tôm để kịp xuất bán cho thương lái.

Những tháng đầu năm 2015 vụ nuôi tôm nước lợ diễn ra trong bối cảnh bất lợi về thời tiết, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn đến sớm hơn so với năm 2014, độ mặn ở nhiều nơi trên 32‰, mưa trái mùa, nguồn nước cấp bị ô nhiễm (nhiều thông số môi trường tại các điểm quan trắc đầu nguồn nước cấp đều vượt ngưỡng cho phép đặc biệt như nitrit, COD, Amonia, vibrio…) làm cho dịch bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy, đường ruột, phân trắng, vi bào tử trùng… phát triển, gây chết tôm nuôi, giảm sản lượng tôm thu hoạch và gây thiệt hại cho người nuôi.

Việc nuôi tôm cao triều ở Phú Yên trong thời gian qua đã mang lại thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình quản lý đất đai, một số địa phương đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất làm hồ nuôi tôm trái phép, có địa phương không kiên quyết xử lý nên diện tích lấn chiếm ngày càng tăng, diễn biến ngày càng phức tạp.

Do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh liên tục xảy ra, giá tôm giảm mạnh nhiều tháng liền. Trong khi đó, chi phí thức ăn, con giống… nuôi tôm tăng mạnh dẫn đến diện tích nuôi tôm công nghiệp ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2014.

Cư vào mùa này vào thời điểm thủy triều xuống ngư dân lại tìm đến nghề cào chem chép. Một ký chem chép sau khi cào xong, đóng bao bán cho các đầu nậu 1500 đồng/kg. Các đầu nậu cân lại cho các cơ sở nuôi tôm hùm, cá bóp vì chem chép sữa là thức ăn giàu dinh dưỡng cho các hải đặc sản giá trị như tôm hùm, cá mú, cá bóp...