Giá Hành Giảm Mạnh Vào Những Ngày Cận Tết

Đến vùng màu xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) những ngày giáp Tết, hầu hết nông dân đều tất bật trong việc thu hoạch hoa màu. Tuy nhiên, trái ngược với niềm vui trúng mùa trúng giá như năm trước, người dân trồng hành lá đang rất lo lắng bởi giá hành lá năm nay đang giảm ở mức rất thấp.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày thu hoạch ruộng hành, nhưng không khí trong gia đình ông Trần Công Lý ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự khá nặng nề, ai cũng lo lắng. “Hơn 3 tấn hành lá nhưng chẳng biết có thu được vốn không. Nếu đến ngày thu hoạch mà giá bán vẫn thấp như bây giờ thì chắc 2 công hành năm nay không có lãi ăn Tết, bởi chi phí sản xuất cũng xấp xỉ 5 triệu đồng/công” - ông Lý nói. Theo ông Lý, năm trước giá hành lên tới 20.000 đồng/kg, nên năm nay gia đình ông và nhiều hộ khác đã đầu tư trồng hành, nhưng vào vụ thu hoạch giá hành lại giảm chỉ còn 3.500 - 4.000 đồng/kg nên rất lo lắng.
Nhiều người dân trồng hành cho biết, hành lá ế hàng và rớt giá là do diện tích trồng hành năm nay tăng nhanh, nguồn cung dư thừa nên giá giảm mạnh. Ông Lê Văn Hiến - Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) sản xuất tiêu thụ rau an toàn xã Long Thuận cho biết, vụ đông xuân năm nay, vùng trồng hoa màu của HTX quy hoạch sản xuất 160ha, trong đó phân bố các loại hoa màu theo nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên vì lợi nhuận của vụ rau màu năm trước đặc biệt là hành lá, nên nhiều nông dân ngoài HTX cũng ồ ạt xuống giống, làm diện tích canh tác hành lá tăng thêm hơn 40ha. Đến lúc thu hoạch đồng loạt thì xảy ra tình trạng cung vượt cầu. Hiện tại, mỗi ngày HTX rau màu vận chuyển trên 10 tấn rau màu các loại đi các tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM và Campuchia nhưng vẫn không giải quyết hết lượng rau màu còn tồn đọng, trong đó nhiều nhất vẫn là hành lá.
Theo ông Nguyễn Trạng Sư - Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự, huyện đang trong quá trình quy hoạch lại vùng sản xuất đối với vùng màu Long Thuận nói riêng và sản xuất của 3 xã cù lao. Trong đó, việc hỗ trợ xây dựng tổ chức bộ máy HTX sản xuất tiêu thụ rau an toàn xã Long Thuận đi vào hoạt động hiệu quả. Thông qua đó sẽ tổ chức lại sản xuất, có phân chia vùng sản xuất để tránh tình trạng cung vượt cầu khiến giá cả xuống thấp ảnh hưởng đến người nông dân.
Cũng theo ông Nguyễn Trạng Sư, thế mạnh của HTX sản xuất tiêu thụ rau an toàn xã Long Thuận là sản xuất rau an toàn và đã được chứng nhận VietGap, do đó trong hướng tới, huyện sẽ chỉ đạo các ngành huyện phối hợp với HTX tìm các đầu mối để liên kết tiêu thụ nhiều nơi. Trong đó đón đầu việc hình thành và đưa vào khai thác siêu thị Co.op Mart Đồng Tháp và hệ thống siêu thị khác, để tạo đầu ra ổn định hơn cho rau màu.
Có thể bạn quan tâm

Gắn thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với xây dựng NTM từ đó đã tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, nhân dân trong xã đoàn kết, cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh, xây dựng NTM. Ðến nay, sau 4 năm triển khai, Ðộc Lập đã hoàn thành 18/19 tiêu chí NTM (không phải thực hiện tiêu chí chợ), đời sống người dân được nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Đâu là nguyên nhân Mặc dù công tác TRTT được tỉnh Đác Nông triển khai ngay từ đầu năm 2014, nhưng đến hết tháng 10-2014, toàn tỉnh mới chỉ có bốn dự án của bốn chủ đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt phương án TRTT với tổng diện tích là 45,26 ha.

Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Chàng (Như Xuân) hiện quản lý, sử dụng được giao quản lý: 8.250,3 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Ban quản lý đã thường xuyên tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, truy quét nhằm ngăn chặn các vụ việc phát sinh; sắp xếp, bổ sung và kiện toàn lực lượng phù hợp với thực tế của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng.

Chủ trương trên đã giúp nhiều địa phương hình thành và phát triển được các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, như: Vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng sản xuất rau an toàn; trang trại tập trung; nuôi trồng thủy sản... cho thu nhập bình quân gần 100 triệu đồng/ha/năm.

Mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án thương hiệu gạo quốc gia theo hướng xây dựng và phát triển thương hiệu ở cả ba cấp độ: quốc gia, vùng và địa phương. Đến thời điểm này, đây là việc không thể trì hoãn.