Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Hành Giảm Mạnh Vào Những Ngày Cận Tết

Giá Hành Giảm Mạnh Vào Những Ngày Cận Tết
Ngày đăng: 22/01/2014

Đến vùng màu xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) những ngày giáp Tết, hầu hết nông dân đều tất bật trong việc thu hoạch hoa màu. Tuy nhiên, trái ngược với niềm vui trúng mùa trúng giá như năm trước, người dân trồng hành lá đang rất lo lắng bởi giá hành lá năm nay đang giảm ở mức rất thấp.

Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày thu hoạch ruộng hành, nhưng không khí trong gia đình ông Trần Công Lý ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự khá nặng nề, ai cũng lo lắng. “Hơn 3 tấn hành lá nhưng chẳng biết có thu được vốn không. Nếu đến ngày thu hoạch mà giá bán vẫn thấp như bây giờ thì chắc 2 công hành năm nay không có lãi ăn Tết, bởi chi phí sản xuất cũng xấp xỉ 5 triệu đồng/công” - ông Lý nói. Theo ông Lý, năm trước giá hành lên tới 20.000 đồng/kg, nên năm nay gia đình ông và nhiều hộ khác đã đầu tư trồng hành, nhưng vào vụ thu hoạch giá hành lại giảm chỉ còn 3.500 - 4.000 đồng/kg nên rất lo lắng.

Nhiều người dân trồng hành cho biết, hành lá ế hàng và rớt giá là do diện tích trồng hành năm nay tăng nhanh, nguồn cung dư thừa nên giá giảm mạnh. Ông Lê Văn Hiến - Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) sản xuất tiêu thụ rau an toàn xã Long Thuận cho biết, vụ đông xuân năm nay, vùng trồng hoa màu của HTX quy hoạch sản xuất 160ha, trong đó phân bố các loại hoa màu theo nhu cầu thị trường.

Tuy nhiên vì lợi nhuận của vụ rau màu năm trước đặc biệt là hành lá, nên nhiều nông dân ngoài HTX cũng ồ ạt xuống giống, làm diện tích canh tác hành lá tăng thêm hơn 40ha. Đến lúc thu hoạch đồng loạt thì xảy ra tình trạng cung vượt cầu. Hiện tại, mỗi ngày HTX rau màu vận chuyển trên 10 tấn rau màu các loại đi các tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM và Campuchia nhưng vẫn không giải quyết hết lượng rau màu còn tồn đọng, trong đó nhiều nhất vẫn là hành lá.

Theo ông Nguyễn Trạng Sư - Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự, huyện đang trong quá trình quy hoạch lại vùng sản xuất đối với vùng màu Long Thuận nói riêng và sản xuất của 3 xã cù lao. Trong đó, việc hỗ trợ xây dựng tổ chức bộ máy HTX sản xuất tiêu thụ rau an toàn xã Long Thuận đi vào hoạt động hiệu quả. Thông qua đó sẽ tổ chức lại sản xuất, có phân chia vùng sản xuất để tránh tình trạng cung vượt cầu khiến giá cả xuống thấp ảnh hưởng đến người nông dân.

Cũng theo ông Nguyễn Trạng Sư, thế mạnh của HTX sản xuất tiêu thụ rau an toàn xã Long Thuận là sản xuất rau an toàn và đã được chứng nhận VietGap, do đó trong hướng tới, huyện sẽ chỉ đạo các ngành huyện phối hợp với HTX tìm các đầu mối để liên kết tiêu thụ nhiều nơi. Trong đó đón đầu việc hình thành và đưa vào khai thác siêu thị Co.op Mart Đồng Tháp và hệ thống siêu thị khác, để tạo đầu ra ổn định hơn cho rau màu.


Có thể bạn quan tâm

Thả về biển 24 kg tôm hùm non Thả về biển 24 kg tôm hùm non

Ngày 31/5, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở NN-PTNT Quảng Bình) cho biết đã thả về vùng biển 24 kg tôm hùm sỏi tự nhiên (loại 60 con/kg).

01/06/2015
Chế biến thức ăn chăn nuôi phát triển mạnh Chế biến thức ăn chăn nuôi phát triển mạnh

Tỉnh Bình Định hiện có 12 NM chế biến TĂCN, tăng 7 NM so với năm 2010. Tổng công suất của các NM đạt trên 2 triệu tấn/năm, tăng gấp hơn 8 lần so với năm 2010.

01/06/2015
Xuất khẩu 2 tấn vải thiều đầu tiên sang Mỹ Xuất khẩu 2 tấn vải thiều đầu tiên sang Mỹ

Mới đây, Cty TNHH MTV Ánh Dương Sao (có trụ sở tại Q.7, TP. HCM) đã về xã Tân Mộc, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức thu mua vải sớm giống U hồng để XK sang thị trường Mỹ.

01/06/2015
Rơm rạ đắt hàng Rơm rạ đắt hàng

Ngoài rơm phục vụ cho chăn nuôi, thì người nông dân lấy rơm để trồng nấm, nhiều chủ ruộng hiện nay cũng có nguồn thu nhập từ việc bán rơm rạ.

01/06/2015
Làm giàu từ nuôi bồ câu Pháp Làm giàu từ nuôi bồ câu Pháp

Người dân xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ, Bình Định) vẫn tấm tắc khen chàng trai Ngô Tùng Sơn (25 tuổi) không chỉ bởi bản tính siêng năng ham làm mà còn bởi cách làm ăn mới lạ, hiệu quả. Ở vùng đất nghèo nhất nhì huyện này thì những thanh niên làm kinh tế giỏi như Sơn đáng để tự hào và học hỏi.

01/06/2015