Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Hành Giảm Mạnh Vào Những Ngày Cận Tết

Giá Hành Giảm Mạnh Vào Những Ngày Cận Tết
Ngày đăng: 22/01/2014

Đến vùng màu xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) những ngày giáp Tết, hầu hết nông dân đều tất bật trong việc thu hoạch hoa màu. Tuy nhiên, trái ngược với niềm vui trúng mùa trúng giá như năm trước, người dân trồng hành lá đang rất lo lắng bởi giá hành lá năm nay đang giảm ở mức rất thấp.

Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày thu hoạch ruộng hành, nhưng không khí trong gia đình ông Trần Công Lý ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự khá nặng nề, ai cũng lo lắng. “Hơn 3 tấn hành lá nhưng chẳng biết có thu được vốn không. Nếu đến ngày thu hoạch mà giá bán vẫn thấp như bây giờ thì chắc 2 công hành năm nay không có lãi ăn Tết, bởi chi phí sản xuất cũng xấp xỉ 5 triệu đồng/công” - ông Lý nói. Theo ông Lý, năm trước giá hành lên tới 20.000 đồng/kg, nên năm nay gia đình ông và nhiều hộ khác đã đầu tư trồng hành, nhưng vào vụ thu hoạch giá hành lại giảm chỉ còn 3.500 - 4.000 đồng/kg nên rất lo lắng.

Nhiều người dân trồng hành cho biết, hành lá ế hàng và rớt giá là do diện tích trồng hành năm nay tăng nhanh, nguồn cung dư thừa nên giá giảm mạnh. Ông Lê Văn Hiến - Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) sản xuất tiêu thụ rau an toàn xã Long Thuận cho biết, vụ đông xuân năm nay, vùng trồng hoa màu của HTX quy hoạch sản xuất 160ha, trong đó phân bố các loại hoa màu theo nhu cầu thị trường.

Tuy nhiên vì lợi nhuận của vụ rau màu năm trước đặc biệt là hành lá, nên nhiều nông dân ngoài HTX cũng ồ ạt xuống giống, làm diện tích canh tác hành lá tăng thêm hơn 40ha. Đến lúc thu hoạch đồng loạt thì xảy ra tình trạng cung vượt cầu. Hiện tại, mỗi ngày HTX rau màu vận chuyển trên 10 tấn rau màu các loại đi các tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM và Campuchia nhưng vẫn không giải quyết hết lượng rau màu còn tồn đọng, trong đó nhiều nhất vẫn là hành lá.

Theo ông Nguyễn Trạng Sư - Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự, huyện đang trong quá trình quy hoạch lại vùng sản xuất đối với vùng màu Long Thuận nói riêng và sản xuất của 3 xã cù lao. Trong đó, việc hỗ trợ xây dựng tổ chức bộ máy HTX sản xuất tiêu thụ rau an toàn xã Long Thuận đi vào hoạt động hiệu quả. Thông qua đó sẽ tổ chức lại sản xuất, có phân chia vùng sản xuất để tránh tình trạng cung vượt cầu khiến giá cả xuống thấp ảnh hưởng đến người nông dân.

Cũng theo ông Nguyễn Trạng Sư, thế mạnh của HTX sản xuất tiêu thụ rau an toàn xã Long Thuận là sản xuất rau an toàn và đã được chứng nhận VietGap, do đó trong hướng tới, huyện sẽ chỉ đạo các ngành huyện phối hợp với HTX tìm các đầu mối để liên kết tiêu thụ nhiều nơi. Trong đó đón đầu việc hình thành và đưa vào khai thác siêu thị Co.op Mart Đồng Tháp và hệ thống siêu thị khác, để tạo đầu ra ổn định hơn cho rau màu.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều Hộ Có Thu Nhập Ổn Định Từ Nuôi Dông Nhiều Hộ Có Thu Nhập Ổn Định Từ Nuôi Dông

Nghề nuôi dông ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) hình thành từ năm 2005, hiện đang mang lại nguồn thu ổn định cho nhiều gia đình, dù chỉ nuôi được ở vùng đất cát.

02/12/2013
FAO Hỗ Trợ Việt Nam Giải Quyết Bệnh Tôm FAO Hỗ Trợ Việt Nam Giải Quyết Bệnh Tôm

Khoảng một triệu người ở châu Á kiếm sống từ nuôi tôm. Tại Việt Nam, xuất khẩu tôm đem lại 2,4 tỷ USD trong năm 2011 – tương đương hơn một phần sáu tổng giá trị sản lượng tôm ở châu Á cùng năm đó.

03/12/2013
UBND Tỉnh Bàn Cách Quản Lý Tình Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng UBND Tỉnh Bàn Cách Quản Lý Tình Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Sáng 29.11, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp bàn, tìm cách giải quyết dứt điểm tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tràn lan, tự phát tại các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang chủ trì.

03/12/2013
Công Nghiệp Bò Sữa Cần Công Nghệ Cao Công Nghiệp Bò Sữa Cần Công Nghệ Cao

Các nhà quản lý và chuyên gia nông nghiệp cho rằng, ứng dụng công nghệ cao mới giúp phát triển ngành công nghiệp bò sữa ở Việt Nam.

03/12/2013
Mô Hình “2b” Tiếp Tục Phát Triển Mạnh Mô Hình “2b” Tiếp Tục Phát Triển Mạnh

Đầu tháng 10-2013, tổng đàn bò toàn tỉnh có trên 82.800 con, tăng trên 3.470 con so cùng kỳ năm trước. Các địa phương có số lượng đàn bò tăng nhanh theo mô hình “2b” vẫn là các xã, thị trấn vùng cù lao Giêng và cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới), với trên 21.260 con, vượt 28,8% kế hoạch và tăng 23% so năm 2012.

03/12/2013