Giá giống ngô chuyển gen đắt hơn ngô thường

Theo nhà sản xuất, với giống mới này, bà con sẽ có thêm lựa chọn để bảo vệ ngô khỏi sự phá hoại của sâu hại và cỏ dại, giảm nỗi nhọc nhằn trong quá trình canh tác ngô.
Thu hoạch ngô tại Tân Châu, tỉnh An Giang.
“Từ năm 2015, DEKALB VIỆT NAM chính thức giới thiệu công nghệ mới giúp ‘Bảo vệ năng suất’ - công nghệ GENUITY.
Được tích hợp trên nền tảng giống ngô lai DEKALB luôn được bà con tin yêu trong hơn hai thập kỷ qua nhờ những ưu điểm vượt trội như chịu trồng dày, chống đổ ngã tốt, năng suất cao và ổn định, công nghệ GENUITY sẽ như một lớp áo giáp giúp bảo vệ ngô khỏi hai thách thức lớn nhất gây ảnh hưởng tới năng suất và thu nhập - đó chính là sâu hại và cỏ dại.
Trên nền tảng đó, DEKALB GENUITY sẽ góp phần giúp bà con vững tin hơn trong hoạch định tương lai của gia đình”, ông Narasimham Upadyayula, Giám đốc điều hành Công ty Dekalb Việt Nam, cho biết.
Được biết, công nghệ Genuity tích hợp trên nền tảng giống ngô lai DEKALB, giúp bảo vệ ngô khỏi tác hại của cả cỏ dại lẫn ba loại sâu hại ngô: sâu đục thân, sâu đục bắp và sâu khoang.
Với công nghệ mới, việc kiểm soát cỏ dại sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết do bà con nông dân có thể phun trùm thuốc trừ cỏ MAXER 660SC trên ruộng ngô DEKALB GENUITY mà không cần phải che chắn.
Cỏ dại được quản lý triệt để, cây ngô phát triển tốt nhờ không bị cạnh tranh dinh dưỡng, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển và hình thành năng suất sau này.
Đồng thời, GENUITY còn giúp ngô có khả năng tự kháng lại ba loại sâu hại chính là sâu đục thân, sâu đục bắp và sâu khoang.
Bà con nông dân vừa không phải lo lắng về sâu hại vừa hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu, tiết kiệm thời gian, công lao động và bảo vệ sức khỏe.
Theo ông Nguyễn Hồng Chính, Giám đốc Marketing Công ty Dekalb Việt Nam, trước khi chính thức thương mại hoá sản phẩm, hơn 16.000 nông dân Việt Nam đã được DEKALB VIỆT NAM chuyển giao kiến thức để ứng dụng công nghệ mới một cách chính xác và hiệu quả, trong đó có hơn 150 nông dân đã trồng và thu hoạch những vụ ngô DEKALB GENUITY đầu tiên thành công.
Sau vụ đầu tiên trải nghiệm, hầu hết nông dân đều bày tỏ sự vui mừng trước hiệu quả bước đầu công nghệ mang lại cũng như sự hào hứng khi có thêm một lựa chọn giúp cải thiện hiệu quả canh tác ngô.
“Giống ngô mới này sẽ được bán cho nông dân với giá 190.000 đồng/kg”, ông Chính cho biết.
Với mức này, giá ngô chuyển gen vẫn đắt gần gấp đôi so với giống ngô thường.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm nước lợ (chủ yếu tôm sú, tôm thẻ) đang gặp khó và lợi nhuận không cao, thậm chí còn thua lỗ. Lý giải về vấn đề này, ông Dương Văn Đởm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) phân tích: Với giá thành tôm nguyên liệu giảm mạnh (15.000 - 20.000 đồng/kg đối với tôm thẻ chân trắng và 35.000 - 40.000 đồng/kg đối với tôm sú), cùng với đó là năm nay do ảnh hưởng của thời tiết, làm cho tôm nuôi bị bệnh, nên tăng chi phí sản xuất.

Đồng Tháp có lợi thế tự nhiên rất lớn để phát triển con cá điêu hồng. Diện tích cá điêu hồng trong lồng, bè không ngừng biến động qua từng năm.

Sau buổi tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm tại xã Kim Long, huyện Châu Đức vào ngày 23/6/2015 vừa qua, chúng tôi có dịp tham quan mô hình nuôi ếch trong bể của hộ anh Ngô Văn Bài ở tổ 14, ấp Hưng Long, xã Kim Long.

Ngay từ đầu năm 2015, Quảng Xương (Thanh Hóa) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy hiệu quả khai thác, đầu tư mạnh cho phát triển hậu cần nghề cá; chỉ đạo các chủ đồng cải tạo đồng nuôi, tăng cường quản lý con giống, chuyển hướng theo hình thức nuôi đa con, đa thời vụ và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tập huấn kỹ thuật nuôi trồng và chế biến thủy sản, triển khai các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản; khuyến khích nâng cấp, cải tạo, đóng mới tàu khai thác xa bờ...

Những năm gần đây cua đồng trở thành món ăn ưa chuộng của người dân thành phố. Nhiều người dân các vùng quê Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu… (Nghệ An) đổ xô đi bắt cua đồng và có khá nhiều điểm thu gom cua để đưa ra Hà Nội tiêu thụ.