Giá Gia Công Giảm, Người Nuôi Cá Tra Bối Rối

Giá nuôi cá tra nguyên liệu theo hình thức gia công liên tục giảm trong vòng hai năm nay.
Đơn cử tại Cần Thơ, An Giang… năm ngoái, người nuôi gia công giao cho doanh nghiệp chế biến 1kg cá tra nguyên liệu và sẽ được doanh nghiệp chi trả 5.200 đồng và 1,6kg thức ăn nuôi cá thịt (loại 26% đạm). Tuy nhiên, cách nay hơn một tháng, hợp đồng gia công của doanh nghiệp đã giảm giá gia công cho người nuôi xuống còn 1,55kg thức ăn và 4.600 đồng/kg cá nguyên liệu và hiện nay, giá gia công lại giảm xuống còn 1,55kg thức ăn và 4.200 đồng/kg cá nguyên liệu.
Nuôi cá tra nguyên liệu theo hình thức gia công là biện pháp được cho là tiếp sức cho người nuôi cá trong giai đoạn cá tra nguyên liệu bị rớt giá trầm trọng.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều hộ nuôi cá ở Đồng bằng sông Cửu Long đã bị các ngân hàng (chủ nợ) khởi kiện ra toà, phát mãi ao nuôi cá - tài sản thế chấp vay vốn, để thu hồi nợ. Trong khi đó, điều kiện trả nợ vay duy nhất, cũng là hy vọng cuối cùng của họ là lợi nhuận nuôi cá tra nguyên liệu theo hình thức gia công, thì càng ngày càng mong manh hơn.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi bò sữa là một trong những mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế, hứa hẹn sẽ nâng cao thu nhập cho nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Liên Sơn nói riêng và toàn huyện Lương Sơn (Hòa Bình) nói chung. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên đất, những năm gần đây, các tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa ở Lương Sơn đã ra đời, thu hút ngày càng nhiều hộ nông dân tham gia.

Tại cuộc gặp gỡ doanh nghiệp chăn nuôi mới đây, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cao Đức Phát đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị tập trung tháo gỡ ngay các vướng mắc, khó khăn giúp doanh nghiệp ngành chăn nuôi trụ vững và phát triển khi Việt Nam trở thành thành viên của các Hiệp định tự do thương mại ASEAN, FTA, TPP…

Chú trọng đến công tác quy hoạch là một giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển nghề nuôi chim yến Việt Nam theo định hướng bền vững.

Chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế khá cao trong điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi cho nghề trồng rong sụn đang mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho người dân các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Xã Ðông Minh (Tiền Hải - Thái Bình) có 450ha nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước lợ, trong đó có 105ha được chuyển đổi từ diện tích làm muối theo quyết định của UBND tỉnh. Vụ xuân, hè năm 2015, trong vùng chuyển đổi nuôi thả 60ha với số lượng 12 triệu tôm sú, 35ha với số lượng 30 triệu tôm thẻ chân trắng.