Giá gạo xuất khẩu tăng mạnh

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam tăng gần 3% lên 350 đến 355 USD/tấn, còn gạo 15% tấm ở mức 345 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với tuần trước.
Đây là mức giá cao nhất kể từ ngày 22/7 vừa qua.
Xu hướng phục hồi của giá gạo là do những lo ngại về tác động của El Nino đến nguồn cung toàn cầu.
Theo dự báo, năm nay sẽ chứng kiến đợt El Nino tồi tệ nhất kể từ cuối thập niên 1990.
Trong nước, thị trường lúa gạo tuần qua cũng sôi động trở lại cùng với các thông tin về hợp đồng xuất khẩu gạo.
Tại An Giang, gạo thành phẩm 5% tấm hiện khoảng 7.200 đ/kg, gạo 15% tấm tại kho khoảng 7.100 đ/kg. Ở Đồng Tháp, Kiên Giang, giá gạo nguyên liệu, gạo thành phẩm cũng tăng khoảng 50đ/kg trong những ngày cuối tuần qua.
Giá lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới do nhu cầu thu mua xuất khẩu đang tăng cao.
Có thể bạn quan tâm

Vượt qua hơn 20km đường đồi núi, chúng tôi đến thăm gia đình ông Vũ Tuấn Khích ở xóm Giếng - Hợp Thành - Kỳ Sơn – TP Hoà Bình. Ông là người đầu tiên đưa mô hình nuôi dế vào phát triển kinh tế hộ gia đình. Ông nhận thấy đây là loài côn trùng dễ nuôi, vốn đầu tư ít mà hiệu quả thu về lại cao.

Được tỉnh Hậu Giang lựa chọn là một trong bốn cây trồng chủ lực để phát triển, nhưng cây khóm Hậu Giang vẫn chưa thể mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho những người đã gắn bó hàng chục năm với cây trồng này.

Ba Vì (Hà Nội) là huyện có tiềm năng và thế mạnh trong phát triển chăn nuôi bò sữa bởi đất đai rộng, nguồn thức ăn xanh sẵn, lại có nhà máy chế biến sữa lớn trên địa bàn.

2 tháng trở lại đây ở Hồng Ngự (Đồng Tháp), cá điêu hồng liên tục tăng giá từ 28.000 đồng/kg lên 34.000 đồng/kg, hiện đang ở mức 37.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi cá đạt lợi nhuận trên dưới 10.000 đồng/kg.

Cá tầm nhập lậu được “rửa” qua các trang trại trong nước, và có khoảng 10 đối tượng đầu nậu chuyên buôn thủy hải sản, cá tầm lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam.