Giá gạo xuất khẩu đang thấp kỷ lục

Tuần qua, gạo loại 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam giảm xuống mức 320 - 330 USD/tấn (FOB cảng Sài Gòn), so với tuần trước là 325 - 335 USD/tấn.
Gạo 25% tấm cũng giảm khoảng 5 USD/tấn, còn 315 - 325 USD/tấn. Theo thống kê, với mức giá gạo 5% tấm ở mức trung bình 327 USD/tấn, đây là mức giá thấp nhất trong vòng 8 năm qua.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ đầu năm đến cuối tháng 8, Việt Nam xuất khẩu được trên 3,6 triệu tấn gạo, giảm 15% so cùng kỳ năm ngoái.
Giá xuất khẩu bình quân từ đầu năm đến nay đạt 415 USD/tấn, giảm 4% so cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ trên tờ Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: “Việc nhập khẩu ngô tăng vọt trong thời gian qua chủ yếu là do, chăn nuôi tập trung theo quy mô công nghiệp trong nước tăng, trong khi nguồn nguyên liệu trong nước lại giảm do khó mở rộng diện tích trồng ngô”.

Trong lĩnh vực trồng trọt, cây ngô có vị trí quan trọng thứ hai sau cây lúa. Tuy nhiên, nhiều năm nay đã tồn tại một nghịch lý là Việt Nam xuất khẩu (XK) hơn 7 triệu tấn gạo, còn sản xuất ngô vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước.

Với lợi thế về tài nguyên đất, trong năm 2013 và 2014, huyện Vị Xuyên nỗ lực tạo “đột phá” trong sản xuất nông nghiệp (SXNN), bằng cách gắn kết chặt chẽ giữa 3 nhà: Nhà nông – Nhà nước – Nhà doanh nghiệp để tạo đầu ra ổn định cho cây cải sa-lát và chanh leo, những cây trồng mới trên địa bàn huyện; đồng thời, thực hiện thí điểm chăn nuôi bò nhốt dành cho đồng bào hạ sơn...

Thời gian qua, diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng kéo dài, trên lúa HT 2014 tại Nghệ An và Hà Tĩnh dịch sâu cuốn lá nhỏ (SCLN) đã phát sinh gây hại.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam ngày 4/7 cho biết, vừa qua BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT, ban hành “Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau” dựa trên cơ sở đề xuất và kết quả của một dự án do JICA tài trợ.