Giá gạo xuất khẩu đang thấp kỷ lục

Tuần qua, gạo loại 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam giảm xuống mức 320 - 330 USD/tấn (FOB cảng Sài Gòn), so với tuần trước là 325 - 335 USD/tấn.
Gạo 25% tấm cũng giảm khoảng 5 USD/tấn, còn 315 - 325 USD/tấn. Theo thống kê, với mức giá gạo 5% tấm ở mức trung bình 327 USD/tấn, đây là mức giá thấp nhất trong vòng 8 năm qua.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ đầu năm đến cuối tháng 8, Việt Nam xuất khẩu được trên 3,6 triệu tấn gạo, giảm 15% so cùng kỳ năm ngoái.
Giá xuất khẩu bình quân từ đầu năm đến nay đạt 415 USD/tấn, giảm 4% so cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

“Đà Lạt thứ hai ở Tây Nguyên” là cách nói ví von của dân du lịch khi đến nghỉ ngơi, vui chơi giải trí tại khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), bởi nơi đây có đặc điểm địa lý, khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng... gần như ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng).

Nông dân xã Mỹ Đức (Châu Phú - An Giang) phát triển mô hình trồng cỏ nuôi bò mang lại lợi nhuận khá cao. Bà Huỳnh Thị Phụng khoe: “Tôi trồng được 4 công cỏ voi. Từ nguồn cỏ này, hằng ngày gia đình nuôi vỗ béo 5 con bò thịt. Vừa rồi, bán cặp bò thịt với giá 40 triệu đồng, lời gần 20 triệu đồng”.

Cá lóc (cá chuối/cá quả) và cá rô đầu vuông là hai loài cá tự nhiên, thịt thơm ngon được nhiều người ưa thích. Do môi trường sống ngày càng thu hẹp và bị khai thác quá mức khiến cho hai loài này ở ngoài tự nhiên càng trở nên khan hiếm, nhiều nơi có nguy cơ cạn kiệt.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, kết quả kiểm tra môi trường nước và bệnh trên tôm nuôi gần đây cho thấy, vi khuẩn Vibrio có mặt ở hầu hết các mẫu nước sông và mẫu nước ao nuôi, khi hàm lượng oxy trong ao thấp, tôm sẽ ăn ít hoặc ăn chậm dẫn đến dư thừa thức ăn trong ao, tích tụ khí độc…

Cùng với các loại cây có múi giá trị kinh tế cao như sầu riêng hạt lép, cam sành..., hiện nay, bưởi da xanh trên địa bàn huyện Cai Lậy (Tiền Giang) giá tăng mức kỷ lục, được nhà vườn chăm sóc chu đáo để nâng cao mức sống gia đình từ lợi thế của loại trái cây này.