Giá gạo Việt Nam xuất khẩu lao dốc

Gạo Việt rớt giá mạnh so với Thái Lan, Campuchia
Theo số liệu thống kê của trang thông tin chuyên nghiên cứu phân tích thị trường lúa gạo thế giới (Oryza), giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện vào khoảng 340 USD một tấn, tăng 10 USD so với tháng trước nhưng giảm tới 105 USD so với năm ngoái.
Đây cũng là mức giá giúp gạo Việt Nam cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực khi rẻ hơn gạo Thái Lan 20 USD một tấn, Campuchia 80 USD và cách xa Brazil tới 160 USD.
Nguyên nhân khiến giá gạo Việt Nam và các nước xuất khẩu trong khu vực Đông Nam Á lao dốc mạnh là do nguồn cung dồi dào, thị trường nhập khẩu không cao. Thêm vào đó, Việt Nam chịu nhiều áp lực khi Thái Lan,... đang có lượng hàng tồn kho lớn.
Trước đó ngày 24/9, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã nâng giá gạo xuất khẩu 25% tấm thêm 10 USD, lên 340 USD một tấn, nhưng chênh lệch này vẫn còn ở mức thấp.
Tính đến tháng 9, Việt Nam xuất khẩu được 3,885 triệu tấn gạo, trị giá FOB 1,623 tỷ USD, trị giá CIF 1,672 tỷ USD, giảm khá cao so với cùng kỳ 2014 cả về số lượng và giá trị. Ước tính cả năm 2015, sản lượng lúa Việt Nam đạt khoảng 450 triệu tấn, tăng 0,3% so với 2014.
Có thể bạn quan tâm

Về xã Tân Trung, hỏi ông Hai Xích nuôi cá rô rất nhiều người biết bởi cái tính chịu khó, luôn tìm tòi trong sản xuất kinh tế. Ngay con đường vào nhà ông là hai ao nuôi cá rô được ông thiết kế bài bản, tạo sức hấp dẫn đối với những ai đến tham quan mô hình nuôi cá của ông.

UBND TP.HCM đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển TP.HCM nông thôn dự thảo Quy định về quản lý nuôi chim yến và quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn TP đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

Trong cuộc họp đánh giá tình hình kinh tế-xã hội của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng diễn ra ngày 8/3, các đại biểu đã thảo luận nội dung trọng điểm của địa phương là tình hình xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài, gây ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa Xuân Hè (còn gọi là lúa vụ 3) tại các địa địa bàn trong tỉnh.

Với tính cần cù, chịu khó, tinh thần say mê lao động, sau khi xuất ngũ vào năm 1980, ông Ngô Văn Chúa (ấp Tân Thới A, xã Tạ An Khương Đông) về quê bắt tay vào đa canh trên 2 ha đất do cha mẹ cho. 14 năm làm ruộng, 18 năm nuôi tôm, ông luôn là người thực hiện tốt phương châm “tích tiểu thành đa”.

Xã Phú Xuân (huyện Tân Phú - Đồng Nai) là nơi có nhiều diện tích đất đồi trồng cây ăn quả. Trong đó, ông Lâm Toàn Sơn ở ấp 1 là người đầu tiên đưa giống ổi ruột trắng Thái Lan về trồng trên vùng đất này. Với hơn 1,2 hécta đất vườn trũng, mỗi năm ông thu nhập hàng trăm triệu đồng từ vườn ổi giống mới này.