Giá Gạo Tiếp Tục Giảm

Tuy giá sàn gạo 5% tấm là 500 USD/tấn nhưng các nhà xuất khẩu nước ta tuần này chỉ bán được giá 440 – 445 USD/tấn, FOB, so với 450 – 460 USD/tấn tuần trước.
Nguồn cung mạnh đã gây sức ép lên thị trường gạo nước ta tuần này, mặc cho kế hoạch mua dự trữ gạo của chính phủ và khả năng sẽ có nhu cầu từ Nhật Bản khi nước này vừa trải qua một loạt những thảm họa.
Giá gạo nước ta tuần này giảm còn bởi quyết định giảm giá sàn gạo xuất khẩu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cuối tuần trước. Theo đó, từ ngày 12/3, gạo 5% tấm có mức giá sàn mới là 500 USD/tấn, thay vì mức 520 USD/tấn áp dụng lúc trước.
Tuy giá sàn gạo 5% tấm là 500 USD/tấn nhưng các nhà xuất khẩu nước ta tuần này chỉ bán được giá 440 – 445 USD/tấn, FOB, so với 450 – 460 USD/tấn tuần trước. Gạo 25% tấm giảm còn 400 - 405 USD/tấn, từ 410 – 430 USD/tấn tuần trước.
Giá gạo tại Thái Lan trong khi đó cũng giảm, với loại 100%B còn 500 USD/tấn, thấp hơn 15 USD so với tuần trước.
Các công ty và giới thương nhân hy vọng, nhu cầu sẽ tăng trong vài tuần tới do các quốc gia trên thế giới cũng như Nhật Bản mua gạo để tặng cho đất nước sau trận động đất cuối tuần trước. Tuy nhiên theo họ, dù Liên Hợp Quốc và một số nước ở châu Âu muốn mua gạo giúp đỡ Nhật đi chăng nữa cũng không đủ mạnh để nâng giá lên cao. Vụ thu hoạch lúa Đông Xuân ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đang diễn ra cho phép chúng ta xuất khẩu đến 3 triệu tấn.
Có thể bạn quan tâm

5 năm trước, khi giống thanh long ruột trắng gần như bị quên lãng trong suy nghĩ của nhiều nông dân, thì vợ chồng anh Mai Lam Phương (ấp Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước) lại có ý tưởng phục tráng giống thanh long ruột trắng sinh thái, chịu mặn, chất lượng cao.

So với 2 quý đầu năm 2015, xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý 3 bắt đầu khởi sắc, nhiều nhà nhập khẩu đẩy mạnh nhập hàng để dự trữ, phục vụ các dịp lễ hội cuối năm. Dù vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường chính vẫn sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2014...

Tạo ra các giống lúa mới chống biến đổi khí hậu và áp dụng kỹ thuật tưới ngập – khô xen kẽ được coi là hai trong những giải pháp giảm thiệt hại cho nghề trồng lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)– nơi cung cấp tới 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

UBND huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 vào sáng 29.10.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) đã bước sang năm thứ 5 với kết quả là đã có hơn 1.100 xã đạt đủ tiêu chí NTM.