Giá Đường Dần Hồi Phục, Lượng Đường Tồn Kho Giảm Dần

Ông Thái Văn Chuyện, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đường Biên Hòa (BHS), cho biết thời gian qua, nhiều nhà máy sản xuất đường trong nước gặp khó khăn vì cung vượt cầu vì vậy, lượng đường tồn kho của cả nước vẫn còn trên nửa triệu tấn.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, mức tiêu thụ đường của Công ty Cổ phần đường Biên Hòa có nhiều khả quan và tồn kho giảm dần.
10 tháng của năm 2014, lượng đường bán ra của công ty đạt khoảng 77.500 tấn, tăng gần 1.600 tấn so với năm 2013.
Có kết quả trên là do thời gian gần đây, giá đường có xu hướng ổn định, tăng nhẹ, với giá bán sỉ đường loại 50 kg/bao là hơn 15.000 đồng/kg; đường túi 0,5 kg/túi và 1 kg/túi là 18.000 đồng/kg; giá bán lẻ đường túi từ 19.000-20.000 đồng/kg.
Theo dự báo của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, khả năng năm 2015, giá đường sẽ dần hồi phục.
Ông Chuyện cũng cho biết năm nay, giá đường duy trì ở mức thấp do tình trạng cung vượt cầu và nạn buôn lậu đường từ các nước lân cận. Mặt khác, hàng tồn kho cao làm tăng chi phí, giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mía đường.
Riêng Công ty Cổ phần đường Biên Hòa nhờ chiến lược đúng đắn, công ty hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra năm 2014, với sản lượng sản xuất là 123.346 tấn, vượt 101% kế hoạch. Doanh thu thuần đạt 1.258 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 57,22 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ sản phẩm đường chiếm 99% doanh thu của toàn công ty.
Bên cạnh đó, công ty còn có nguồn thu từ nhiều hoạt động kinh doanh khác như sản xuất rượu, cho thuê kho bãi, bán mía giống.
Từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014, Công ty Cổ phần đương Biên Hòa đã đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015 với các chỉ tiêu tăng gần gấp đôi so với năm 2014.
Cụ thể, sản lượng đường sản xuất đạt 180.476 tấn; sản lượng đường tiêu thụ 193.000 tấn, doanh thu thuần 2.840 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 93 tỷ đồng.
Để đạt mục tiêu trên, công ty sẽ cải tiến công tác điều hành, tái cấu trúc bộ máy, đẩy mạnh gia tăng thị phần. Đơn vị đầu tư giúp nông dân trồng mía, hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng và bao tiêu đầu ra cho người trồng mía.
Có thể bạn quan tâm

Sản lượng khai thác hải sản của Quảng Nam trong 2 tháng đầu tiên của vụ sản xuất chính cũng như sản lượng khai thác hải sản từ đầu năm đến nay đều thấp hơn cùng kỳ.

Do khổ thông thuyền thấp, cầu Thạnh Đức, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) vô tình trở thành vật cản, chia cắt luồn lạch di chuyển, khiến tàu thuyền của ngư dân thôn Thạnh Đức 1 không về được đầm Nước Mặn để neo trú. Không chịu “đầu hàng” trước trở ngại, ngư dân nơi đây đã nảy ra sáng kiến làm cabin “hai tầng”, có thể tháo rời tầng trên nhằm dễ dàng hạ độ cao, giúp tàu vượt “gầm cầu” thấp, tiến ra biển lớn.

Nhà máy chế biến tinh dầu quế xây dựng tại thị trấn Trà Xuân (Trà Bồng) đi vào hoạt động mỗi năm sử dụng 10.000 tấn cành lá quế, tạo sự an tâm cho người trồng quế về thị trường đầu ra. Đây là “mắt xích” rất quan trọng tạo ra chuỗi khép kín trong quy trình trồng và tiêu thụ quế để cho thương hiệu quế Trà Bồng càng có điều kiện vươn xa.

Đợt lũ nghịch mùa cuối tháng 3.2015 khiến nhiều diện tích hoa màu hư hỏng. Bù lại, những ngày qua, người trồng đậu phụng đang vui mừng, phấn khởi vì đậu phụng vừa được mùa lại được giá.

Kể từ khi thành phố mở rộng, sáp nhập thêm các xã biển là Nghĩa An, Nghĩa Phú, Tịnh Kỳ, Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi xuất hiện thêm nghề biển. Với số lượng tàu thuyền, sản lượng đánh bắt chiếm đến 40% của cả tỉnh, TP Quảng Ngãi bây giờ đã trở thành “trung tâm” nghề biển…