Giá Dừa Khô Tiền Giang Liên Tục Tăng Mạnh, Khan Hàng

Nông dân trồng dừa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang rất phấn khởi vì những ngày gần đây giá dừa khô liên tục tăng mạnh, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng dừa.
Theo các nhà vườn ở các huyện Gò Công Tây, Chợ Gạo và Tân Phú Đông, hiện thương lái thu mua dừa với giá từ 100.000 đến 110.000 đồng/chục (một chục bằng 14 trái, có nơi 12 trái), tăng 20.000 đồng/chục so với trước.
Bà Trần Thị Thu Hồng, nhà vườn trồng dừa ở xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo, cho biết tuy giá dừa tăng cao nhưng nhà vườn không có dừa để bán. Nguyên nhân, dừa đang ở thời kỳ “treo” và năng suất các vườn dừa đều giảm bởi nông dân không chăm sóc dừa ở thời điểm giá dừa rớt.
Mặt khác, trong thời gian dừa khô giảm giá mạnh, nông dân chuyển sang bán dừa tươi uống nước dẫn đến không có dừa khô trong thời điểm hiện tại. Do dừa khô đang hút hàng, sản lượng cung cấp cho thị trường hạn chế, nên mỗi ngày các thương lái trong và ngoài tỉnh đều đến các vườn dừa "lùng sục" tìm mua dừa, dẫn đến giá dừa tăng cao theo từng ngày.
Tại các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang, nơi có diện tích trồng dừa tập trung lớn nhất tỉnh, đang bước vào mùa khô hạn, khả năng đậu trái của dừa trong giai đoạn này giảm đáng kể, nên tình trạng khan hiếm dừa khô cung cấp cho thị trường sẽ còn kéo dài ít nhất khoảng 3-4 tháng nữa.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang, toàn tỉnh hiện có khoảng 14.500ha trồng dừa, sản lượng dừa cung cấp cho thị trường hàng năm khoảng 95.000 tấn. Hiện nhiều nhà vườn ở Tiền Giang đang áp dụng mô hình trồng xen ca cao trong vườn dừa cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha/năm.
Có thể bạn quan tâm

Diện tích sản xuất lúa trên địa bàn xã Gáo Giồng (huyện Cao Lãnh) gắn với bao tiêu sản phẩm tăng dần theo hàng năm, từ đó đã từng bước giải bài toán đầu ra của nông sản và góp phần tăng thu nhập cho người dân.

6 tháng đầu năm 2015, nuôi trồng thủy sản (NTTS) của người dân trên địa bàn cả nước gặp khó khăn do giá cả lên xuống thất thường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu giảm mạnh, thời tiết diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho phát triển thủy sản.

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có khoảng 658 ha nuôi chuyên tôm, sản lượng bình quân 7.600 tấn. Nuôi được tôm đã khó, để bán được sản phẩm, ngư dân cũng phải mướt mồ hôi.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 7 ước đạt 361.000 tấn, giảm 1,1% so với tháng 7 năm ngoái. Tuy nhiên, tính chung 7 tháng đầu năm thì sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đều tăng so với cùng kỳ 2014.

Năm nay toàn tỉnh Nghệ An có hơn 1.350 ha nuôi tôm vụ 1. Là năm điều kiện thời tiết không thuận lợi, nắng nóng kéo dài, niền nhiệt tăng cao dẫn đến tôm nuôi bị nhiễm bệnh, năng suất đạt thấp hơn năm trước. Tính đến cuối tháng 7, sản lượng mới đạt 1.250 tấn (năm ngoái 1680 tấn). Những ngày này bà con nuôi tôm vùng TX Hoàng Mai đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, tập trung thu hoạch tôm vụ 1, chuẩn bị thả tôm vụ 2: