Giá điều xuất khẩu tăng

Giá điều XK tăng khá, thể hiện rõ ngay ở giá trị XK nhân điều trong 4 tháng đầu năm.
Theo Bộ NN-PTNT, trong 4 tháng đầu năm nay, nước ta đã XK được 85 ngàn tấn nhân điều, trị giá 635 triệu USD. Các thị trường XK chính của nhân điều Việt Nam trong 4 tháng qua là Mỹ (chiếm 32,01%), Trung Quốc (18%), Hà Lan (10,31%) …
So với cũng kỳ năm ngoái, lượng nhân điều XK tăng 14,1% nhưng giá trị thì lại tăng tới 36,3%. Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) cho biết, giá nhân điều năm nay (thể hiện ở mã hàng W320) đều có mức tăng từ tháng 1 đến tháng 4.
Cụ thể, trong tháng 1, giá nhân điều tăng tới 19,1% so cùng kỳ 2014. Từ tháng 2 đến tháng 4, mức tăng về giá so với cùng kỳ giảm hẳn so với mức tăng của tháng 1: Tháng 2 tăng 3,92%; tháng 3 tăng 1,55% và tháng 4 tăng 3%.
Đầu tháng 5, một số DN XK điều lớn đang nhận được đơn đặt hàng từ Bắc Mỹ, châu Âu với mức giá khá tốt từ 3,5-3,55 USD/Lb (giá FOB TP HCM).
Nếu quy đổi ra kg (1 kg bằng khoảng 2,2 lb), thì giá mỗi kg nhân điều XK mã W320 hiện đang ở mức 7,7-7,71 USD, cao hơn so với mức 7,01 USD/kg của tuần đầu tháng 5/2014.
Như vậy, giá điều XK không chỉ tăng so với cùng kỳ năm ngoái mà còn tăng ngoài dự đoán của nhiều doanh nhân ngành điều. Đầu tháng trước, ông Tạ Quang Huyên, GĐ Cty TNHH Hoàng Sơn 1, dự báo rằng đến cuối năm nay, giá nhân điều XK mới tăng khi các nước ở Nam bán cầu cũng mất mùa điều.
Còn từ nay đến tháng 9, giá nhân điều vẫn giữ ở mức 3,3-3,4 USD/lb (giá FOB với mã hàng W320). So với dự báo nói trên, thì giá nhân điều XK đi Bắc Mỹ, châu Âu mà một số nhà máy vừa ký được đã cao hơn từ 0,15-0,2 USD/lb.
Các DN Việt Nam đã đẩy mạnh thu mua điều thô Campuchia, khiến cho nhiều đại lý thu mua điều do người bản xứ liên kết với người Việt Nam làm chủ đã mọc lên khá nhiều ở khu vực biên giới và sâu trong nội địa nước này. |
Một điều đáng chú ý trong năm nay là sự chênh lệch về giá nhân điều XK của các công ty có thương hiệu, uy tín với các công ty nhỏ đang ngày càng được nới rộng.
Nguyên nhân chính là các khách hàng nước ngoài có xu hướng lựa chọn những công ty có uy tín, thương hiệu để đảm bảo việc thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết.
Giá nhân điều XK tăng, trước hết là do chất lượng nguyên liệu đã được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, nhờ những tiến bộ về công nghệ chế biến, ngành điều Việt Nam ngày càng đi sâu vào chế biến những sản phẩm giá trị gia tăng từ nhân điều để có hiệu quả kinh tế cao hơn, khiến cho lượng nhân điều XK giảm so với trước đây.
Với lý do này, vừa qua, một số DN Việt Nam đã đẩy giá chào bán khá cao với nhóm hàng bể và hàng cấp dưới cho thị trường Trung Quốc, mức giá chào cho mã hàng W320 lên tới 7,8-7,9 USD/kg (hộp thiếc).
Trong thời gian tới, dự báo giá nhân điều XK tiếp tục ở mức khá tốt do nhu cầu ký mua xa của nhiều khách hàng châu Âu, Mỹ đang tăng. Giá XK nhân điều sang Mỹ cũng đang có xu hướng tăng lên.
Do giá nhân điều XK tăng và XK điều đang tiếp tục thuận lợi, đã khiến cho giá điều mà nông dân bán ra trong năm luôn nhìn chung khá ổn định và cao hơn so với năm ngoái. Từ đầu tháng 4 đến nay, giá điều tươi ở Bình Phước dao động quanh mức từ 24.000 đ đến 25.500 đ/kg.
Năm nay, các DN vẫn tiếp tục phải NK một lượng lớn điều thô để đáp ứng nhu cầu chế biến XK. Trong 4 tháng qua, ngành điều đã NK trên 231 ngàn tấn điều thô, trị giá 310 triệu USD, tăng 222,91% về lượng và 277,15% về giá trị.
Điều đáng chú ý là nếu như những năm trước, nước cung cấp điều thô lớn nhất cho Việt Nam thường là Bờ Biển Ngà, thì trong 4 tháng đầu năm nay, Campuchia lại chiếm vị trí số 1 khi lượng điều thô NK từ nước này về Việt Nam tăng mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa hoàn tất tháng trước đã khiến Liên minh Thái Bình Dương trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết đối với Mỹ Latinh, khu vực mà nhiều liên kết khối đang dần mất đi sự năng động.

Ngày 18/11, Venezuela đã chính thức phê chuẩn các thỏa thuận nông nghiệp với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2015-2018 được hai nước ký kết hồi tháng Tám vừa qua, và đăng văn bản luật phê chuẩn trên Công báo số 40790 ra cùng ngày.

Khi TPP có hiệu lực, 8/12 nước cam kết xóa thuế nhập khẩu gạo ngay lập tức, trong khi mức thuế này đang ở mức 40%.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020."

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi được coi là ngành kinh tế bị tổn thương nhiều nhất khi TPP có hiệu lực, bởi lẽ, đây là ngành phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn của nước ngoài và thiếu sự liên kết bền vững.