Giá Điều Đầu Vụ Sẽ Cao

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, toàn tỉnh Bình Phước hiện còn khoảng 134.506 ha điều (giảm 36.630 ha so với năm 2007). Trong đó, diện tích sản xuất có hiệu quả chỉ chiếm 40 - 50%, là những vườn được trồng giống mới năng suất cao, trồng trên vùng đất tốt.
Diện tích còn lại là điều già cỗi, kém năng suất hoặc trồng ở các vùng đất không đảm bảo điều kiện cho cây điều phát triển. Phần lớn người trồng điều thiếu vốn đầu tư, phải trồng theo phương châm lấy ngắn nuôi dài (trồng xen) nên cả năng suất và chất lượng đều thấp. Dù không ồ ạt như trước, nhưng diện tích điều vẫn đang tiếp tục giảm bởi người dân vẫn đang chuyển sang trồng hồ tiêu, cà phê hoặc cây ăn trái - là những loại cây cho giá trị cao trên cùng diện tích đất.
Hiện toàn tỉnh có 210 doanh nghiệp, cơ sở chế biến hạt điều. Theo công suất lắp đặt thiết kế, có 40 doanh nghiệp có công suất trên 5.000 tấn/năm, 170 cơ sở có công suất nhỏ hơn.
Với chừng ấy doanh nghiệp và cơ sở chế biến, lượng điều thô tiêu thụ hằng năm không hề nhỏ. Trong khi đó, sản lượng điều mấy năm gần đây liên tục sụt giảm do năng suất thấp và thu hẹp diện tích nên không đủ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của các doanh nghiệp, cơ sở chế biến. Năm 2013, sản lượng điều thô toàn tỉnh là 125 ngàn tấn và năm 2014 đạt 190 ngàn tấn.
Vì thế, nhiều doanh nghiệp chế biến buộc phải nhập nguyên liệu để duy trì, mở rộng sản xuất. Nguồn điều thô vào tỉnh chủ yếu được nhập từ các thị trường Đông Phi, Tây Phi và Đông nam Á. Nhìn rộng ra cả nước, sản lượng điều chỉ đủ cung ứng chưa đến 50% công suất chế biến của các doanh nghiệp.
Giá điều nhập thường thấp hơn giá điều thu mua tại chỗ. Điều này đã và đang ảnh hưởng đến quyền lợi của người trồng điều. Nhưng điều khiến nhiều người lo ngại, bức xúc không chỉ là bị “dìm giá” theo giá điều nhập mà về lâu dài sẽ mất đi thương hiệu điều Bình Phước, bởi chính cái hương vị đặc biệt của hạt điều Bình Phước mới chinh phục được những khách hàng khó tính nhất.
Theo thông tin từ Hội đồng điều thế giới, sản lượng điều thô toàn cầu niên vụ 2014 - 2015 chỉ đạt khoảng 2,6 triệu tấn, tương đương 619.000 tấn điều nhân, giảm 130.000 tấn so với niên vụ 2013. Trong khi đó, dự báo mức tiêu thụ nhân điều toàn cầu lên tới 650.000 tấn, tăng 53.000 tấn so với niên vụ trước. Theo phân tích của các chuyên gia, các nhà quản lý thì giá điều đầu vụ 2014 - 2015 chắc chắn sẽ cao. Đây là cơ hội tốt nên nông dân trong tỉnh cần tập trung chăm sóc để nâng cao năng suất, chất lượng điều.
Có thể bạn quan tâm

Pelagia là công ty thuỷ sản có niêm yết cổ phiếu duy nhất ở Oslo có lợi nhuận tăng trong quý 3. thu nhập trước thuế, lãi vay, khấu hao tài sản (EBITDA) đạt 176,1 triệu NOK, gần gấp 3 lần giá trị 60 triệu NOK của cùng kỳ; trong khi lợi nhuận trước thuế tăng gần gấp đôi từ 75, 4 triệu NOK lên 134 triệu NOK. Doanh thu thuần tăng 30 triệu NOk lên mức 1,331 tỷ NOK.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ năm 2012 đến nay, giá trị xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã cho thấy nhiều yếu tố khó khăn về nguồn nguyên liệu, thuế nhập khẩu và thị trường.

Khi nghề nuôi cá tra xuất khẩu luôn bấp bênh về đầu ra, dẫn đến tỷ lệ rủi ro cao thì một số ngư dân trong tỉnh An Giang đã nhanh chóng chuyển hướng nuôi các loại cá đặc sản, phục vụ thực khách tại các nhà hàng, quán ăn. Ông Lê Văn Dũng, Chi hội Nghề cá thị trấn Chợ Vàm (Phú Tân) là một điển hình trong số đó.

Hàng năm, thiệt hại trên diện tích tôm nuôi của tỉnh Sóc Trăng vẫn còn lớn, có năm thiệt hại tới 70-80% diện tích thả nuôi. Năm 2013 dù là vụ nuôi tôm khá thành công của các hộ dân tỉnh Sóc Trăng, nhưng thiệt hại cũng chiếm trên 30%. Còn vụ tôm năm 2014, tuy mới qua nửa chặng đường, nhưng thiệt hại đã chiếm tới 36% diện tích thả nuôi.

Cá chiên, loài cá được mệnh danh là chúa tể lòng sông Đà vì bản tính hung dữ và có trọng lượng trưởng thành lên tới 70kg (nhiều tài liệu ghi 90kg). Đây còn là loài cá thuộc nhóm “tứ quý”, dùng để tiến vua... Rất nhiều người đã tốn bao công sức để thuần hóa loài cá này, nhưng đều thất bại. Câu chuyện nuôi cá Chiên tưởng chừng khó thì nay đã thực hiện thành công trên lòng hồ thủy điện Sơn La.