Giá Dê Thịt Giảm

Sau một thời gian tăng lên ở mức khá cao, giá dê hơi và thịt dê ở tỉnh Bến Tre hiện giảm bình quân từ 10.000 - 20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng.
Tại nhiều địa phương trong tỉnh, giá dê hơi loại tốt (dê đực) được thương lái tìm đến tận nơi thu mua ở mức 100.000 đồng/kg; dê loại xấu hơn ở mức từ 70.000 - 90.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá bán sỉ thịt dê tại nhiều lò giết mổ và điểm bán buôn thịt dê trong tỉnh chỉ ở mức 175.000 - 180.000 đồng/kg; bán lẻ khoảng 200.000 đồng/kg.
Các năm trước, bước vào dịp cận Tết Nguyên đán, giá dê thịt ở Bến Tre thường tăng cao do nhu cầu tiêu thụ tại chỗ tăng và nhiều tỉnh, thành ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh cũng cần một lượng hàng rất lớn. Tuy nhiên, cận Tết Nguyên đán năm nay giá dê thịt lại sụt giảm do lượng dê xuất bán trong dân dồi dào, đặc biệt thời gian qua thời tiết lạnh đã làm cho người chăn nuôi dê tại các tỉnh, thành miền ngoài phải chủ động bán sớm để tránh bị thiệt hại.
Theo nhiều người chăn nuôi dê thịt ở Bến Tre, giá dê thịt có giảm nhưng nhìn chung vẫn còn ở mức khá cao, đảm bảo cho người chăn nuôi có lời.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua huyện Mường Ảng đã và đang phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất hàng hóa tập trung. Trong đó. cây cà phê được huyện xác định là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế, giúp người dân xóa đói giảm nghèo bền vững.

Hàng chục ha tôm tại Nghi Lộc và tại Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị chết nhưng nhiều người dân không báo cho cơ quan chức năng và không lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Trước mắt, một nguyên nhân đang được đưa ra có thể là tôm đã thả thẳng xuống ao sau quá trình vận chuyển từ xa về.

Với diện tích trên 95.000ha, phần lớn là đồi núi nên tỉnh ta có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng được đưa vào trồng thử nghiệm nhưng rồi vẫn không duy trì được lâu dài và chưa thể khẳng định là loại cây chủ lực cho người dân thoát nghèo.

Tháng 4 năm 2011, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên (An Giang) triển khai dự án “Xây dựng mô hình phát triển dược liệu vùng núi Cấm” trên diện tích 5 héc-ta (gồm 3 loài cây: Nghệ xà cừ, đinh lăng và xuyên tâm liên), với tổng vốn đầu tư 2,9 tỷ đồng do Bộ Khoa học – Công nghệ tài trợ trên 1,260 tỷ đồng và phần còn lại là vốn đối ứng của chủ dự án.

Những năm gần đây chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học đã được nhiều hộ nông dân ở khu vực lòng chảo huyện Điện Biên quan tâm đầu tư, mở rộng và từng bước nhân rộng ra nhiều nơi.