Giá Củ Mì Tươi Cao Kỷ Lục

Hiện nay, thương lái từ các nơi đổ về Đồng Nai hỏi mua củ mì tươi tại ruộng với giá 2.600 đồng/kg, tăng hơn 1 ngàn đồng/kg so với cuối năm 2012. Giá củ mì tươi tăng cao là do nhu cầu sử dụng mì lát khô tại các nhà máy trong nước tăng và nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh. Đây là mức giá cao kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, hiện nay ít hộ nông dân có mì để bán.
Vì vụ thu hoạch mì của Đồng Nai bắt đầu từ giữa tháng 12 trở đi. Một số hộ nông dân trồng mì tại huyện Trảng Bom, Xuân Lộc cho hay, giá mì cao nên nhiều thương lái gạ mua cả củ mì non. Tuy nhiên, đa số các hộ không chịu bán vì nhổ mì non năng suất có thể giảm 3-5 tấn/hécta so với mì đủ ngày.
Có thể bạn quan tâm

Vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Nam chiếm một diện tích rất lớn, khoảng trên 35.000 ha, tiềm lực và tiềm năng đều thua kém so với các vùng khác trong tỉnh. Trong nhiều năm qua tỉnh đã thu hút được nhiều dự án, chủ yếu là các dự án trồng rừng phòng hộ ven biển chống cát bay như PACSA, JICA… đã đem lại hiệu quả rất lớn về kinh tế - xã hội và môi trường.

Hơn 5 năm qua, khi nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác khiến nông dân bao phen điêu đứng vì giá cả, dịch bệnh thì cây khóm lại bám rễ ngày một sâu hơn. Vị thế cây khóm dần được khẳng định, nhiều hộ dân xã Trí Lực, huyện Thới Bình chọn là cây trồng cho thu nhập chính.

Sau khi đi tham quan mô hình nuôi rắn của một người quen ở tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Văn Tài, ở ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, nhận thấy loài rắn hổ hèo (miền Đông gọi là long thừa) rất dễ nuôi. Do đặc tính lành, không độc nên ông quyết định mua giống về nuôi thử nghiệm, bước đầu cho thấy rất khả quan.

Thời gian qua, các ngành chức năng của tỉnh Hậu Giang và thành phố Vị Thanh đầu tư khoa học kỹ thuật và giống khóm giúp bà con nông dân phục tráng giống khóm Cầu Đúc, kết quả đến nay, Hợp tác xã khóm Thạnh Thắng xã Hỏa Tiến có 7 hộ với 6ha được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6 chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Khi ngành chăn nuôi được xác định là quan trọng, cần phát triển bền vững thì tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này lại trồi sụt thất thường. Đến nay, chăn nuôi vẫn loay hoay với bài toán, làm thế nào để phát triển an toàn, bền vững, ổn định thị trường thực phẩm trong nước.