Giá Củ Mì Giảm Mạnh

Theo nhiều hộ trồng mì tại huyện Long Thành (Đồng Nai), trước tết khi mới bước vào vụ thu hoạch, giá củ mì tươi bán tại rẫy đã tăng đến 2.600 đồng/kg, nhưng hiện tai, giá mì đã giảm xuống còn 1.800 đồng/kg đối với mì 30 độ và 1.700 đồng/kg đối với mì 25 độ.
Với mức giá này, cả thương lái và người trồng mì đều không lời được bao nhiêu so với khoảng tiền đã đầu tư chăm sóc, thuê nhân công thu hoạch. Thậm chí, có nơi chỉ huề vốn hoặc lỗ nặng do các hộ phải thuê đất để trồng mì ...
Lý giải về giá củ mì bị sụt giảm thảm hại, bà con nông dân trồng mì và thương lái cho biết, do các địa phương đều giam mì dưới đất chờ đến sau tết mới thu hoạch, cộng với sự gia tăng về diện tích trồng mì nên dẫn đến cung vượt cầu. Đó cũng chính là lý do tại sao những năm gần đây trên địa bàn xã Phước Bình, người muốn trồng mì thì không có đất, còn người có đất thì chỉ thích cho thuê và nhiều nông dân đã bán mì non cho thương lái mà không đợi đến vụ thu hoạch.
Được biết, niên vụ năm 2013, toàn huyện Long Thành trồng 2.400 hecta mì, trong đó xã Phước Bình chiếm 700 hecta với đa phần là đất thuê lại để trồng mì. Việc giá mì giảm nhanh đang là nỗi lo lớn đối với người trồng mì ở Long Thành hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Chiều qua (22/6), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) và Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

Chiều ngày 22/6, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

Qua hai thập niên, ngành cá tra Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này đã đặt ra nhiều thách thức. Để giải quyết điều này cần phải có những tiêu chuẩn thiết thực và đáng tin cậy.

Tiêu chuẩn ASC là tiêu chuẩn tự nguyện được ban hành bởi Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản ASC. Việc chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản nuôi có trách nhiệm. Hiện nay ASC đã xây dựng tiêu chuẩn áp dụng đối với cá tra/basa, cá rô phi.

Hiện chứng nhận này đang được áp dụng và cho đến khi hoàn toàn được công nhận là thành công, nó sẽ cho phép thực hiện các đánh giá trang trại đầu tiên dựa theo các Bộ tiêu chuẩn đối với cá tra của ASC.