Giá Củ Mì Giảm Mạnh

Theo nhiều hộ trồng mì tại huyện Long Thành (Đồng Nai), trước tết khi mới bước vào vụ thu hoạch, giá củ mì tươi bán tại rẫy đã tăng đến 2.600 đồng/kg, nhưng hiện tai, giá mì đã giảm xuống còn 1.800 đồng/kg đối với mì 30 độ và 1.700 đồng/kg đối với mì 25 độ.
Với mức giá này, cả thương lái và người trồng mì đều không lời được bao nhiêu so với khoảng tiền đã đầu tư chăm sóc, thuê nhân công thu hoạch. Thậm chí, có nơi chỉ huề vốn hoặc lỗ nặng do các hộ phải thuê đất để trồng mì ...
Lý giải về giá củ mì bị sụt giảm thảm hại, bà con nông dân trồng mì và thương lái cho biết, do các địa phương đều giam mì dưới đất chờ đến sau tết mới thu hoạch, cộng với sự gia tăng về diện tích trồng mì nên dẫn đến cung vượt cầu. Đó cũng chính là lý do tại sao những năm gần đây trên địa bàn xã Phước Bình, người muốn trồng mì thì không có đất, còn người có đất thì chỉ thích cho thuê và nhiều nông dân đã bán mì non cho thương lái mà không đợi đến vụ thu hoạch.
Được biết, niên vụ năm 2013, toàn huyện Long Thành trồng 2.400 hecta mì, trong đó xã Phước Bình chiếm 700 hecta với đa phần là đất thuê lại để trồng mì. Việc giá mì giảm nhanh đang là nỗi lo lớn đối với người trồng mì ở Long Thành hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Trong 2 tháng qua, cơ quan chức năng 7 tỉnh miền Trung đã kiểm tra, xử phạt các doanh nghiệp, cá nhân hơn 350 triệu đồng vì vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón.

Nuôi rắn mối thành công, anh Thuyết tiếp tục xây chuồng nuôi rắn hổ hành bằng phương pháp khá đơn giản, nhưng có giá bán lên tới 400.000 đồng mỗi kg thịt thương phẩm.

Ngày 10/6, Chi cục thủy sản Ninh Bình đã tổ chức đoàn đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án “Hỗ trợ sản xuất giống cua năm 2014” tại huyện Kim Sơn, cùng đi có các đồng chí lãnh đạo huyện Kim Sơn và các hộ thực hiện dự án tại các xã của huyện Kim Sơn.

Trong đó, sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 145 nghìn tấn, tăng 3,46% so cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng đạt khoảng 6,7 nghìn tấn, tăng 4,26% so cùng kỳ. Ước 6 tháng giá trị sản xuất ngư nghiệp của địa phương này đạt khoảng 1.275 tỷ đồng, đạt 46% kế hoạch, tăng 4,91%.

Những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên sông ở tỉnh Phú Thọ đã và đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Thọ cho rằng, sự phát triển của nghề nuôi cá lồng trên sông sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển thủy sản chung, nhất là việc phòng, chống dịch bệnh cho cá, vấn đề môi trường.