Giá cao su Việt Nam lao đầu giảm 30 USD/tấn

Cụ thể, theo thông tin từ Hiệp hội cao su Việt Nam, trong tuần qua, giá cao su RSS 3 giao tháng 03/2016 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo (TOCOM) tăng trong phiên đầu tuần nhưng sau đó giảm liên tiếp trong hai phiên giao dịch tiếp theo.
Nguyên nhân giảm được cho là do các nhà đầu tư lo ngại về khả năng tiêu thụ cao su thiên nhiên của Trung Quốc khi lợi nhuận trong lĩnh vực công nghiệp của nước này trong tháng 8/2015 đã sụt giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Bên cạnh đó, áp lực từ giá dầu giảm thấp và thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm vào giữa tuần 29/9 cũng được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến giá cao su RSS 3 giảm.
Tuy nhiên, đến hai phiên cuối tuần, giá cao su đã quay đầu tăng trở lại.
Kết thúc tuần 2/10, giá cao su RSS 3 giao tháng 03/2016 (TOCOM) đạt 1.416 USD/tấn, giảm 3 USD/tấn (-0,2%) so với ngày đầu tuần (28/9) nhưng tăng 8 USD/tấn (+0,6%) so với ngày cuối tuần trước (25/9).
Trên sàn SICOM Singapore, giá cao su TSR 20 kỳ hạn tuần qua sau khi giảm liên tục trong các phiên đầu tuần thì có xu hướng tăng nhẹ trong hai phiên còn lại.
Vào cuối tuần, ngày 02/10, giá cao su TSR 20 giao tháng 10/2015 đạt 1.232 USD/tấn, giảm 4 USD/tấn (-0,3%) so với ngày đầu tuần và giảm 5 USD/tấn (-0,4%) so với ngày cuối tuần trước (25/9).
Tại Sở Giao dịch Cao su Malaysia (MRE), giá cao su SMR 20 xuất khẩu do MRB chào bán biến động tăng giảm xen kẽ theo chiều hướng giảm so với tuần trước.
Kết thúc tuần, ngày 02/10, giá SMR 20 đạt 1.231 USD/tấn, giảm 16 USD/tấn (-1,2%) so với ngày đầu tuần và giảm 33 USD/tấn (-2,6%) so với ngày cuối tuần trước.
Tại thị trường Việt Nam, trong tuần từ 28/9 - 02/10, giá cao su Việt Nam xuất khẩu chào bán giữ ổn định trong đầu tuần sau đó điều chỉnh giảm xuống vào ngày cuối tuần (02/10).
Kết thúc tuần, giá SVR 3L xuất khẩu chào bán đạt 1.340 USD/tấn, giảm 30 USD/tấn (-2,2%) so với ngày đầu tuần và ngày cuối tuần trước đó (25/09).
Kết thúc tháng 9/2015, giá SVR 3L của Việt Nam xuất khẩu chào bán đạt trung bình 1.370 USD/tấn, giảm 111 USD/tấn (-7,5%) so với mức trung bình trong tháng 8/2015, và giảm 206 USD/tấn (-13,0%) so với tháng 9/2014.
Có thể bạn quan tâm

kiem tra ao nuoi, ky thuat nuoi tom, nuoi tom nuoc lo

Ngành Thủy sản xác định công tác trọng tâm trong tháng 9 là tập trung vào công tác nuôi trồng thủy sản và thế mạnh chính là nuôi tôm thẻ chân trắng.

Theo thống kê của Sở nông nghiệp và PTNT, toàn tỉnh hiện có 11.400 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Trong đó, 5 huyện có diện tích nuôi trồng với quy mô trên 1.000 ha là Chư Sê 4.000 ha, Kbang 3.800 ha, Chư Pah 3.200 ha, Krông Pa 1.500 ha và Phú Thiện 1.000 ha.

Như Báo Ninh Bình đã đưa tin phản ánh về việc cá nuôi của các hộ dân ở xã Gia Thủy, huyện Nho Quan (Ninh Bình) chết hàng loạt không rõ nguyên nhân, khiến nhiều hộ nông dân ở đây rơi vào cảnh trắng tay. Mới đây, Chi cục Thủy sản tỉnh đã có những kết luận ban đầu về nguyên nhân cá chết.

Sáng 30-8-2013 tại Cảng cá Tắc Cậu (xã Bình An, huyện Châu Thành), Tổng cục Thuỷ sản Bộ NN&PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh, Sở NN&PTNT Kiên Giang và Hội Nghề cá TP. Rạch Giá trao giấy phép cho hai doanh nghiệp thuỷ sản đưa 08 tàu đánh cá đi khai thác trên ngư trường Indonesia.