Giá cao su Tocom tăng phiên thứ 5 liên tiếp

Chốt phiên 6/10 tại Tokyo, giá săm lốp tại thị trường Đông Nam Á, tăng 3 yên lên 172,6 yên/kg từ mức chốt phiên 5/10 ở 169,6 yên/kg. Đây là phiên tăng giá thứ 5 liên tiếp của cao su.
Giá cao su tại Tokyo tiếp tục tăng nhờ đà phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Nhật Bản với Nikkei chốt phiên 6/10 tăng 1,7%. Mặt khác, yên cũng giảm 0,5% so với USD xuống 120,42 yên đổi 1 USD.
Giá cao su cũng được hỗ trợ bởi đà tăng của giá dầu thô sau khi Nga cho biết, Nga sẵn sàng đàm phán với các nước OPEC để đối phó với đà lao dốc của giá dầu.
Trong một diễn biến khác, Tân giám đốc điều hành Tập đoàn Cao su Quốc tế (IRCo) Samiah Ahmad cho biết, lượng cao su thiên nhiên lưu kho thấp hơn ước tính trong khi sản lượng giảm có thể gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Hiện nay, các nước thành viên IRCo hiện chiếm gần 70% tổng sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu.
Sản lượng cao su thiên nhiên đang giảm, nhất là tại Thái Lan và Ấn Độ, có thể dẫn đến tình trạng thiếu thụ cao su toàn cầu trong năm 2015, bà Samiah Ahmad nói.
Cao su mất giá và nhu cầu ảm đạm cũng như điều kiện thời tiết không thuận lợi đã khiến sản lượng cao su thiên nhiên năm 2015 giảm xuống.
Trong tình hình này, bà Samiah Ahmad tỏ ra lạc quan về giá cao su và cho biết, giá có thể “từng bước tăng lên” trong thời gian còn lại của năm nay do kinh tế toàn cầu ổn định và những nỗ lực của Hiệp hội Các nước sản xuất Cao su Thiên nhiên (ANRPC) trong việc duy trì sản lượng không đổi hoặc giảm sản lượng.
Tuy nhiên, báo cáo hàng quý của The Rubber Economist lại có quan điểm “bi quan hơn” về giá cao su trong 2 năm tới do “tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và các nước châu Á-Thái Bình Dương chậm lại”.
Mặt khác, báo cáo mới đây của Toyota Motor cho biết, doanh số bán ra của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan có thể giảm 15% trong năm 2015 và đánh dấu doanh số giảm năm thứ ba liên tiếp. Điều này có thể sẽ kéo giảm giá cao su trong phiên tới.
Có thể bạn quan tâm

Để làm rõ hơn về những lo ngại liên quan tới chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là quy trình kiểm tra xử lý doanh nghiệp vi phạm như thế nào, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) về những nội dung liên quan.

Hiện, vùng nuôi nghêu ven biển Gò Công (Tiền Giang) đã qua thời gian nghêu chết hàng loạt (tháng 2-3 hàng năm), nghêu đang phát triển tốt. Đây được coi là yếu tố thuận lợi giúp nghề nuôi nghêu phục hồi và phát triến sau nhiều năm liên tục bị thiệt hại nặng. Tuy nhiên, xét về tổng quan thì nghề nuôi nghêu ven biển ngày càng đối diện với nhiều khó khăn.

Những ngày giữa năm, ngư dân các xã ven biển huyện Gò Công Đông được mùa nên họ liên tiếp ra khơi. Những chuyến ghe đầy ắp các loại tôm, mực, cá… mang niềm vui mới, cho thấy một năm làm ăn được mùa.

Đó là thông tin được ông Phạm Văn Công- Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS)- đưa ra tại Hội nghị Điều quốc tế năm 2014 tổ chức tại Vũng Tàu gần đây.

Thời gian qua, mặc dù hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản phải đối mặt với nhiều khó khăn, tuy nhiên xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) đã tập trung chỉ đạo, động viên bà con ngư dân tích cực đầu tư, nâng cấp phương tiện và cơ sở vật chất nhằm nâng cao năng suất lao động.