Giá cao su tăng nhẹ mới chỉ là tín hiệu

“Đầu mùa cạo, chúng tôi phấn khởi với giá 13.000 - 14.000 đồng/kg mủ bèo, sau đó còn 12.000 đồng/kg. Nếu giá không xuống nữa, gia đình tôi bỏ công làm lời trên diện tích gần 2ha, sau khi trừ hết chi phí cũng lãi vài chục triệu đồng”, ông Phan Đình Thơ – thôn Lạc Hóa, thị trấn Lạc Tánh (Tánh Linh) cho hay.
Góp vào câu chuyện giá cao su tăng nhẹ, anh Lê Văn Trung người cùng thôn Lạc Hóa cho biết, gần đây anh và nhiều người trong thôn thu hoạch mủ cao su chỉ vì tiếc công, tiếc của đã bỏ ra chứ khoản lợi thu về không cao. Mùa mủ năm ngoái với hơn 2 ha, sau khi bán mủ và trừ hết các khoản, anh còn 5 triệu đồng.
Nhìn chung, với giá mủ bèo tăng từ 9.000 đồng lên 12.000 đồng/kg đang mang lại hy vọng cho người trồng. Tuy nhiên những ngày này, nhiều cơn mưa xuất hiện ở Tánh Linh, người nông dân không thể cạo mủ được. Nếu cạo trong những ngày mưa dầm lượng mủ không đạt, giá bán sẽ thấp hơn nhiều.
Một số người giải thích giá cao su đầu mùa năm nay tăng nhẹ, bởi năm trước giá thấp, các thương lái kích thích để bà con cạo mủ, sau đó giá mủ sẽ như năm ngoái vì trên thực tế nhu cầu cao su của các nước công nghiệp chưa cao trở lại và hiện giá mủ khô trên thị trường không hề tăng.
Từ thông tin trên có thể nói rằng, giá cao su năm nay cũng chưa tăng được. Người nông dân sẽ phải đối mặt với khó khăn nếu mủ tiếp tục đứng giá. Tuy nhiên người trồng không vì thế mà quay lưng chặt bỏ cao su, tránh tình trạng khi cao su xuống giá thì chặt bỏ, đến khi giá cao trở lại không còn cây để khai thác. Đối phó với giá mủ cao su thấp, nông dân nên trồng xen canh những loại cây hoa màu kết hợp chăn nuôi trên diện tích trồng cao su để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, môi trường nước nhiều vùng nuôi thủy sản trong tỉnh Phú Yên không ổn định, có vùng gây bất ổn cho thủy sản nuôi. Các địa phương cần tăng cường công tác quản lý môi trường, quản lý con giống cũng như tình hình dịch bệnh…

Các thành tố P205, Ca, S và các nguyên tố trung vi lượng trong phân supe lân rất cần thiết dùng để bón giúp cho cây trồng đạt được năng suất cao nhất.

Giá cá sấu thời điểm đó rất cao 160.000 đồng/kg, lợi nhuận mang về rất lớn. Không bỏ lỡ cơ hội, bằng kinh nghiệm nuôi thành công cá sấu thương phẩm, năm 2001 ông mở rộng trang trại nuôi 1.600 con trên diện tích 3.600m2. Sau nhiều thành công nối tiếp đến năm 2009 ông đã dành toàn bộ 3 ha đất sản xuất nông nghiệp mở rộng việc nuôi cá sấu, nâng tổng đàn cá sấu là 25.000 con.

Nhiều nông dân trên địa bàn xã Vĩnh An (Châu Thành - An Giang) đưa cây màu vào canh tác, nâng cao giá trị sản xuất, ổn định cuộc sống.

Xã Phú Long, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) là một trong những địa phương có truyền thống và thế mạnh trong phát triển chăn nuôi gia súc. Việc tập trung chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo đầu ra cho các xã viên trong Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi heo Phú Bình là biện pháp hiệu quả để ổn định thu nhập cho bà con trong nghề chăn nuôi.