Giá Cao Su Tăng Mạnh Vì Trận Đại Hồng Thủy Ở Thái Lan

Cơn "đại hồng thủy" lịch sử kéo dài đã vài tháng nay tại Thái Lan - nhà sản xuất cao su hàng đầu thế giới, đã giáng một đòn nặng vào nguồn cung nguyên liệu chiến lược này và đẩy giá cao su thế giới lên cao trong tuần qua.
Vào ngày cuối tuần 28/10, khối nước khổng lồ từ phía bắc Thái Lan đã tiến gần hơn tới khu vực trung tâm của thủ đô Băng Cốc trong khi chính phủ nước này vẫn đang nỗ lực ngăn chặn dòng chảy của trận đại hồng thủy. Thành phố 12 triệu dân này cũng đang bị đặt vào tình trạng báo động cao trước nguy cơ từ hai phía - cả đợt triều cường vào hai ngày cuối tuần lẫn dòng nước lũ vẫn tiếp tục cuồn cuộn đổ về từ những vùng đã chìm sâu trong nước lụt.
Ngoài ra, giá cao su còn được hậu thuẫn nhờ sự đi lên của các thị trường tài chính và hàng hóa toàn cầu, trong đó có cả Sàn giao dịch hàng hóa Tôkyô, sau khi lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) đạt được một số thỏa thuận hết sức quan trọng về kế hoạch giải quyết cuọc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp nói riêng và khối Eurozone nói chung, tại hội nghị thượng đỉnh EU lần thứ hai vào ngày 26/10 vừa qua.
Đóng cửa phiên cuối tuần, giá cao su chuẩn Malaixia SMR20 tăng lên 404,35 xu Mỹ/kg, so với mức 392,25 xu Mỹ/kg của cuối tuần trước nữa.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 25/7, tại Hậu Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2012 – 2013.

Hiện nay, các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đang xúc tiến xây dựng các cánh đồng mẫu lớn nhằm hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.

Hàng triệu hộ chăn nuôi trong cả nước đang đối mặt với muôn vàn khó khăn khi heo, gà, vịt, cá tra… rớt giá thê thảm, cộng với dịch bệnh hoành hành trên diện rộng khiến người nuôi thua lỗ. Giá gà công nghiệp trong tháng 5-2013, rớt xuống mức thấp kỷ lục 13.000 - 15.000 đồng/kg, chưa bằng 50% chi phí giá thành sản xuất; gà tam hoàng từ 38.000 đồng/kg vào tháng trước, nay giảm còn 30.000 đồng/kg; trong khi giá heo cũng giảm còn 3,5 - 3,6 triệu đồng/tạ, thấp hơn giá thành nuôi là 4 - 4,1 triệu đồng/tạ… Giá rẻ đã đành, song người chăn nuôi muốn bán sản phẩm dù chấp nhận lỗ cũng rất khó.

Từ sau cơn biến động rớt giá trong những năm 2005, 2006 làm các trang trại và người chăn nuôi lao đao, thì hiện nay dê, cừu đã dần lấy lại vị thế với tổng đàn ngày càng tăng.

Vừa qua, tại thôn Tầm Ngân 2, xã Lâm Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) có khoảng 3 sào mít, trong đó có 15% cây mít đang mùa thu hoạch bị sâu đục trái gây hư hại.