Giá Cao Su Rớt Thảm Hại

Người dân trồng cao su ở xã Quế Lưu, huyện Hiệp Đức, đang lo lắng vì giá cao su rớt mạnh, không đủ giúp họ trả tiền thuê nhân công khai thác.
Nhiều hộ dân cho biết, họ vay ngân hàng từ 100-200 triệu đồng để đầu tư trồng cao su. Nếu như vụ lấy mủ trước, giá cao su từ 30-40.000đ /kg mủ, thì nay chỉ còn 7-10.000đ/kg. Nhiều chủ vườn đã tạm dừng khai thác, dù cao su đã đến kỳ lấy mủ.
UBND xã Quế Lưu cho hay, cả xã hiện có 40 /2.235 ha cao su đang độ tuổi khai thác.
Theo ông Nguyễn Duy Phúc, Giám đốc Công ty TNHH Cao su Quảng Nam, nguyên nhân giá cao su rớt mạnh là do giá mủ cao su thế giới đang xuống nhanh.
Có thể bạn quan tâm

Hôm qua (21.6), Nghị quyết giám sát chuyên đề về thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được Quốc hội thông qua, với mục tiêu tăng đầu tư cho tam nông “5 năm sau cao gấp 2 lần 5 năm trước”.

Thời điểm này năm ngoái, giá muối ở Bình Thuận rớt thê thảm, dao động từ 300-500 ngàn đồng/tấn, diêm dân sản xuất không đủ chi phí bù lỗ. Thế nhưng hiện nay giá muối bất ngờ tăng trở lại, từ 700-950 ngàn đồng/tấn, diêm dân lại hào hứng sản xuất muối trở lại.

Ở Hải Dương, do thời tiết bất thường nên sản lượng vải sớm giảm 50% so với năm ngoái. Giá hiện cũng giảm 50% so với đầu mùa, người trồng vải thua lỗ...

Đến nay, bệnh tai xanh đã lan rộng trên đàn lợn ở hai địa phương là thị xã Bắc Kạn và huyện Chợ Mới với tổng số hơn 2 nghìn con bị mắc bệnh. Thống kê của Chi cục Thú y Bắc Kạn, tính đến chiều ngày 23/09 tại hai địa bàn trên đã có 995 con lợn bị chết và tiêu hủy do dịch bệnh, hiện còn hơn 300 con lợn bị bệnh đang theo dõi và điều trị.

Chưa có con số thống kê chính thức từ Cục nuôi trồng (Bộ NNPTNT), nhưng theo thông báo nhanh của sở NNPTNT các tỉnh ven biển ĐBSCL cho thấy hơn quá nửa diện tích thả nuôi tôm của nông dân bị thiệt hại nặng. Vẫn là nguyên nhân rất cũ: Con giống, thủy lợi, kỹ thuật, nguồn nước... và năm nay thêm một nguyên nhân nữa là người dân nôn nóng thả sớm mong được giá. Nào ngờ...