Giá Cao Su Ổn Định Ở Mức 1.500 USD/tấn

Đây là dấu hiệu tích cực sau nhiều tháng giảm giá liên tục tính từ tháng 10-2013.
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), từ đầu tháng 10 đến nay, giá cao su SVR 3L xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giữ ổn định ở mức 1.500 USD/tấn. Đây là dấu hiệu tích cực sau nhiều tháng giảm giá liên tục tính từ tháng 10-2013.
Nguyên nhân khiến giá cao su ổn định là nhờ niềm tin của các nhà đầu tư đối với nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất là Trung Quốc được củng cố khi số liệu XNK hàng hóa trong tháng 9-2014 của nước này đều tăng trưởng vượt dự báo. Tồn kho tại Thanh Đảo, trung tâm thương mại cao su chủ yếu của Trung Quốc, giảm xuống 143.800 tấn tính đến 14-10 từ mức 154.100 tấn tính từ26-9.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Cao su Thái Lan dự báo sản lượng cao su thiên nhiên Thái Lan sẽ giảm 10% trong năm 2014, xuống còn 3,8 triệu tấn thay vì 4 triệu tấn trong các dự báo trước đó do người trồng cao su trong nước giảm cường độ khai thác.
Ủy ban Chính sách Cao su Quốc gia Thái Lan cũng vừa thông qua kế hoạch chi 30 tỷ baht (925 triệu USD) để mua cao su tạm trữ từ ngày 22-10 với mục tiêu đẩy giá cao su lên ít nhất 60 baht/kg trong 2 tháng tới.
Cùng với đó, ngày 10-10-2014 tại Malacca (Malaysia) Công ty CP Cao su quốc tế IRCo đã mời 5 Hiệp hội Cao su của Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Campuchia nhóm họpđểtrao đổi về tình hình thị trường cao su đang suy yếu và những giải pháp đẩy giá cao su lên mức hợp lý cho cả người mua và người bán.
Để người trồng cao su không bị lỗ và thiệt hại, các Hiệp hội Cao su Việt Nam thống nhất khuyến cáo hội viên không chào bán cao su thấp hơn giá hiện nay. Mức giá sàn được Hiệp hội Cao su Indonesia đưa ra là 1.500 USD/tấn được hiệp hội cao su các nước đồng thuận.
Có thể bạn quan tâm

Chất lượng kém, khiến muối Sa Huỳnh mất khả năng cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, cuộc sống của diêm dân cũng lao đao. Dù thực trạng này đã lặp lại nhiều năm nay nhưng đến giờ nó vẫn chưa được giải quyết thấu đáo, triệt để…

Không dừng lại hành nghề khai thác hải sản bằng tàu vỏ gỗ, mà gần đây ngư dân Quảng Ngãi đã vươn khơi xa với tàu đánh cá vỏ thép, nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ.

Hướng đến một nền nông nghiệp hàng hóa, có năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh cao, vụ đông xuân 2014-2015, UBND huyện Hải Lăng (Quảng Trị) triển khai xây dựng 5 mô hình cánh đồng lớn tại 4 xã với diện tích 123 ha, chỉ đạo áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, sử dụng nhiều loại giống mới mang lại hiệu quả cao.
Tây Bắc là xứ sở của nhiều loài cây ăn trái, như: mận, đào, xoài... Khi nói đến mận, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến mận tâm hoa Bắc Hà. Giống mận này nổi tiếng ngọt, giòn, róc hạt và từ lâu đã trở thành thương hiệu quen thuộc của xứ sở sương mù Bắc Hà (Lào Cai). Thế nhưng ít ai biết rằng, ở mảnh đất Ham Soong, xã Vàng Đán (huyện Nậm Pồ), gần 20 năm qua cây mận Bắc Hà đã bén rễ và “âm thầm” cho những mùa “quả ngọt”.

Mô hình trình diễn canh tác 17,5ha đậu tương vụ đông xuân trên đất lúa một vụ tại các bản Háng Trợ A, B, C (xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông) do Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) huyện cùng 51 hộ dân trên địa bàn thực hiện đạt kết quả ngoài mong đợi. Mô hình mở ra hướng sản xuất mới, giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực...