Giá cao su lại giảm

Ngày 20-10, giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa TOCOM, Nhật Bản, giao trong tháng 11-2015 là 159,9 yên Nhật/kg (1 yên Nhật tương đương 184 đồng), thấp nhất trong gần ba tuần trở lại đây.
Còn giá cao su giao vào tháng 3-2016 là 167,1 yên Nhật/kg, giảm 1% so phiên ngày 19-10 và giảm 2% so với phiên giao dịch cuối tuần.
Vì thế, giá cao su trong nước cũng giảm theo. Hiện giá cao su loại SVR3L tại các tỉnh miền Trung và Đông Nam bộ, Tây Nguyên dao động ở mức 26.200 đồng/kg, giảm 600 đồng/kg, cao su loại SVR10 là 25.900 đồng/kg, giảm 600 đồng/kg so với mức giá của ngày 19-10, và giảm lần lượt 1.100 đồng/kg và 800 đồng/kg so với ngày 16-10.
Theo trang thitruongcaosu.net, giá cao su xuất khẩu mà các doanh nghiệp đang bán (giá FOB) ngày 20-10 cho mặt hàng SVR10 là chưa đến 27.300 đồng/kg, giảm gần 250 đồng/kg so với giá FOB ngày 16-10.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 9 tháng năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu được 740.000 tấn cao su, trị giá 1,06 tỉ đô la Mỹ, giảm gần 7% về lượng, giảm gần 14% giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá cao su xuất khẩu bình quân của 8 tháng đầu năm 2015 là 1.451 đô la Mỹ/tấn, giảm gần 20% so với cùng kỳ.
Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ là ba thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm khi chiếm gần 72% thị phần, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam.
Trong khi lượng xuất khẩu cao su tự nhiên giảm, nhập khẩu cao su công nghiệp của Việt Nam lại tăng. Cụ thể, trong 9 tháng của năm nay, Việt Nam đã nhập 283.000 tấn cao su, giá trị tương đương 488 triệu đô la Mỹ, tăng gần 23% về lượng và 5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), do giá mặt hàng cao su công nghiệp đang giảm nên doanh nghiệp tăng cường nhập về để dự trữ cho những tháng sản xuất tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, sản lượng khai thác hải sản của tỉnh trong năm 2014 đạt xấp xỉ 73 nghìn tấn, tăng 8.500 tấn so với năm 2013. Giá trị sản xuất ước đạt khoảng 2 nghìn tỷ đồng. Đây là thành quả rất đáng ghi nhận bởi năm vừa qua, việc khai thác hải sản gặp rất nhiều khó khăn, nhất là tình hình căng thẳng ở biển Đông.

Tết Nguyên Đán cận kề, người dân làng hoa An Lạc, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) tất bật, bận rộn hơn bao giờ hết. Khác với mọi năm, ngoài những vườn hoa cúc, thược dược, lay ơn truyền thống, năm nay một số gia đình trồng hoa ở An Lạc nắm bắt tâm lý tiêu dùng mới đã tự học cách trồng thêm những giống hoa lạ.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thuỷ văn Quảng Trị, vụ đông xuân năm 2014-2015 có nền nhiệt độ bằng hoặc ấm hơn trung bình nhiều năm, các đợt rét đậm, rét hại có khả năng không kéo dài và nhiệt độ cũng không xuống thấp như các vụ đông xuân trước, vào các tháng cuối vụ xuất hiện nắng nóng cục bộ. Lượng mưa toàn vụ đông xuân năm nay ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn TBNN cùng kỳ.

Ngược về xã Văn Yên, địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp thường thiếu nước vào vụ xuân nên làm đất cấy vụ xuân thường gặp rất nhiều khó khăn như cánh đồng xóm Núi (xóm Núi), cánh đồng Kỹ Thuật (xóm Cầu Găng, xóm Đinh) nhưng năm nay nguồn nước thuận lợi nên người dân đã làm đất được hơn 70% diện tích đất.

Kết quả bước đầu cho thấy giống khoai tây Dimant phát triển khá, ít sâu bệnh, có năng suất cao, màu sắc củ vàng, đẹp, chất lượng thơm ngon. Qua hơn 3 tháng thực hiện, đến nay mô hình trồng khoai tây vụ đông ở thôn Tân Thủy, xã Tân Phúc đang cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt từ 150 đến 170 tạ/ha. Với giá bán bình quân hiện nay từ 10.000 – 15.000 đồng/kg, nông dân thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/sào, cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa và ngô.