Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gia Cầm Đón Vụ Cuối Năm

Gia Cầm Đón Vụ Cuối Năm
Ngày đăng: 02/10/2014

Trong 2 tháng gần đây, giá các loại gia cầm đã đồng loạt nhích lên khiến người chăn nuôi phấn khởi vì làm ăn có lãi, nên bắt đầu tăng đàn đón vụ cuối năm.

Ông Võ Công Khương, chủ một gia trại chuyên nuôi gà lấy trứng ở thôn Vinh Thạnh 1, xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước), nhớ lại: “Những năm trước đây, thị trường tiêu thụ gia cầm dẫu có biến động xấu cũng chỉ kéo dài khoảng 2-3 tháng là bình ổn trở lại.

Năm nay khác thường hơn, giá gia cầm giảm sâu và kéo dài khiến người chăn nuôi khốn đốn, ai may lắm là huề vốn, còn hầu hết đều thua lỗ nặng. Hiện nhờ dịch bệnh được khống chế, giá các loại gia cầm và trứng gia cầm đều tăng nên người chăn nuôi đã biết đến đồng lãi”.

Đi một vòng các trang trại, gia trại nuôi gà ở các huyện Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát…, chúng tôi được người chăn nuôi cho biết, giá gà công nghiệp lông vàng đang được thương lái người miền Bắc vào thu mua mạnh với giá từ 70.000 đến 72.000đ/kg; gà ta nuôi trang trại có giá từ 52.000-55.000đ/kg; gà ta thả vườn đứng ở mức giá khá cao, từ 80.000 đến 85.000đ/kg.

Như vậy, so với mức giá cách đây khoảng 2 tháng, giá gà các loại đều tăng từ 20.000 đến 25.000đ/kg. Bên cạnh đó, giá trứng gà công nghiệp cũng đã tăng lên 2.000-2.200đ/trứng, trứng gà ta đứng ở giá từ 3.000 đến 3.300đ/trứng. So với trước đây, trứng gà công nghiệp và cả trứng gà ta đều tăng từ 200-500đ/trứng.

“Trang trại của tui đang nuôi 400 con gà siêu trứng, với giá trứng đứng ở mức 2.000-2.200đ/trứng, mỗi ngày tui thu được lãi ròng 300.000đ. Tui đang tiếp tục đầu tư cho đàn gà hậu bị hơn 200 con để chuẩn bị cung ứng cho thị trường thời điểm cuối năm và những ngày Tết năm tới”, ông Võ Công Khương, cho biết.

Ông Nguyễn Văn Quốc, Chi cục phó Chi cục Thú y Bình Định, cho biết:“Chúng tôi hiện đang tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp phòng chống  lạnh cho đàn gia súc gia cầm, tiêm phòng dịch bệnh trong suốt mùa mưa. Đồng thời khuyến cáo các địa phương cần tăng cường quản lý việc nuôi vịt chạy đồng, giám sát chặt chẽ các cơ sở ấp nở gia cầm mới để đề phòng dịch bệnh tái phát”.

“Thuyền lên nước lên”, nếu như trong thời điểm giá thấp cách đây vài tháng, do làm ăn thua lỗ nên hầu hết các trang trại, gia trại nuôi gà ở Bình Định đều “treo chuồng” thì hiện nay đang nhập gà giống để chuẩn bị cung ứng cho thị trường cuối năm.

Bên cạnh đó, giá thức ăn chăn nuôi hiện đang ở mức ổn định nên tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi tái đàn. Ông Nguyễn Tấn Linh, chủ một đại lý thức ăn chăn nuôi cấp I ở thôn Hanh Quang, xã Phước Lộc (Tuy Phước-Bình Định), cho hay: “Từ đầu năm đến nay, các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi giữ ổn định giá bán nhằm hỗ trợ một phần khó khăn cho người chăn nuôi.

Hiện giá thức ăn chăn nuôi mang các nhãn hiệu: CP, Cargill, Con Cò, Green Feed… đang ở mức từ 270.000đ-590.000đ/bao (25 - 40 kg/bao). Giá các loại thức ăn chăn nuôi ổn định, trong khi giá các loại gia cầm tăng trở lại tạo điều kiện cho người chăn nuôi mạnh dạn tái đàn”.

Ông Cao Văn Khanh, chủ một cơ sở chuyên cung ứng gà ta giống ở xã Phước Hiệp (Tuy Phước), cho biết thêm: “Từ đầu tháng 9 đến nay, nhu cầu gà giống của người chăn nuôi trên địa bàn tăng khá mạnh nên mỗi ngày cơ sở của tui cung ứng từ 15.000 đến 20.000 con gà giống 1 ngày tuổi với giá 17.000 đ/con.

So với cách đây 2 tháng, giá gà giống đã tăng được 5.000 đ/con. Hiện nay, cơ sở của tui đang thiếu nguồn giống cung ứng cho người chăn nuôi, vì phong trào tái đàn của bà con đang rất mạnh”.

Bình Định đang chuẩn bị bước vào mùa mưa lũ, nên song song với việc tái đàn, cơ quan chuyên môn lẫn người chăn nuôi ở tỉnh này cũng đang tăng cường các giải pháp ngăn ngừa dịch bệnh, bảo vệ cho đàn gia cầm an toàn đến thời điểm cuối năm.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Lợn Vẫn Lãi Nuôi Lợn Vẫn Lãi

Trong khi nhiều người nuôi lợn đã giảm quy mô hoặc chuyển nghề thì các xã viên HTX Chăn nuôi Nam Hưng (Nam Sách - Hải Dương) vẫn ổn định sản xuất và có lãi.

12/07/2013
Mở Rộng Diện Tích Bưởi Lên Trên 4.700 Ha Ở Tiền Giang Mở Rộng Diện Tích Bưởi Lên Trên 4.700 Ha Ở Tiền Giang

Tỉnh Tiền Giang xác định bưởi nằm trong 7 loại cây ăn trái đặc sản có lợi thế cạnh tranh cần đầu tư phát triển. Địa phương đã mở rộng diện tích bưởi lên trên 4.700 ha trồng các giống bưởi chất lượng cao: bưởi da xanh, bưởi lông Cổ Cò mỗi năm cho sản lượng khoảng 80.000 tấn quả cung ứng thị trường. Diện tích trên tập trung nhiều nhất tại các huyện phía Tây: Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè.

16/04/2013
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Pháp Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Pháp

Nuôi chim bồ câu Pháp rất đơn giản, dễ chăm sóc và mang lại hiệu quả cao. Hiện mô hình này đang được bà con nông xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) thực hiện và nhân rộng.

12/07/2013
Thêm “Sức Bật” Cho Con Tôm Cao Triều Ở Thừa Thiên Huế Thêm “Sức Bật” Cho Con Tôm Cao Triều Ở Thừa Thiên Huế

Ông Nguyễn Ngọc Song (thôn 4 Cao Triều - Quảng Công - Quảng Điền - Thừa Thiên - Huế) cho biết: Tôi đã làm nghề nuôi tôm được gần 10 năm, song trước đây, các động cơ phục vụ nuôi tôm như động cơ sục khí hay máy bơm nước đều sử dụng dầu diesel. Thời gian gần đây, tôi chuyển sang sử dụng động cơ điện.

17/04/2013
Sản Xuất Lúa Tiết Kiệm Phân Bón Ở An Giang Sản Xuất Lúa Tiết Kiệm Phân Bón Ở An Giang

Canh tác 6 héc - ta lúa nằm trong vùng đê bao Vĩnh Thuận, ông Phan Thành Phương (ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành - An Giang) cho biết: “Từ năm 2008 đến nay, chưa xả lũ lần nào nhưng lại sản xuất liên tiếp 3 vụ lúa mỗi năm, không xả lũ lấy phù sa màu mỡ và rửa trôi các mầm bệnh còn tích trữ trong đất, nguy cơ làm phát sinh dịch hại trên lúa khó tránh khỏi. Đất nghèo dinh dưỡng nên phải bón nhiều phân hóa học mới giữ được năng suất lúa. Mỗi héc-ta lúa bón khoảng 400 - 450 kg phân các loại/vụ, còn vài năm trở lại đây phải tăng từ 500 kg phân bón/héc - ta trở lên, mặc dù đã áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, bón nhiều phân Kali để cải tạo đất lâu năm chưa phơi ải, giúp bộ rễ cây lúa phát triển, hạn chế đổ ngã, giằn phèn”.

17/04/2013