Gia Cầm Bị Tiêu Hủy Được Hỗ Trợ Từ 10-35 Ngàn Đồng/con

Gia cầm bị tiêu hủy được hỗ trợ từ 10-35 ngàn đồng/con
Đó là một trong những nội dung được quy định tại Quyết định số 1353/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ban hành về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, các hộ gia đình, trang trại chăn nuôi có gia cầm bị tiêu hủy được hỗ trợ 35 ngàn đồng/con đối với gia cầm có trọng lượng trên 1 kg/con, 25 ngàn đồng/con đối với gia cầm có trọng lượng từ 0,2 kg đến 1 kg/con; 10 ngàn đồng/con đối với gia cầm có trọng lượng dưới 0,2 kg/con.
Để được hỗ trợ, các hộ chăn nuôi có gia cầm bị tiêu hủy phải chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng; có giấy xác nhận của chính quyền địa phương, cơ quan thú y địa phương về nguồn gốc gia cầm bị tiêu hủy hoặc giấy chứng nhận nguồn gốc gia cầm theo quy định.
Ngoài ra, Quyết định 1353 cũng hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia tiêm phòng vacxin cúm gia cầm 200 đồng/con/mũi tiêm, hỗ trợ cho người tham gia phối hợp dẫn đường, ghi chép phục vụ công tác tiêm phòng 50.000 đồng/ngày công với định mức 25 hộ chăn nuôi/ngày công; hỗ trợ cán bộ thú y và lực lượng trực tiếp tham gia tiêu hủy gia cầm và lực lượng phục vụ tại các chốt kiểm dịch, phun hóa chất khử trùng vùng dịch 100 ngàn đồng/người/ngày đối với ngày thường và 200 ngàn đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, lễ, tết.
Có thể bạn quan tâm

Tôi sinh ra và lớn lên trên vùng đất Sơn La, nên nỗi khổ của người dân nghèo cũng từng là nỗi khổ của tôi và gia đình tuổi ấu thơ.

Mặc dù có đến 3,5ha ruộng lúa nhưng những năm trước gia đình ông Hồ Văn Thăng ở thôn Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế vẫn rất khó khăn. Theo ông Thăng, nguyên nhân bởi toàn bộ diện tích ruộng này đều bạc màu, sản xuất không hiệu quả. Nhưng từ năm 2006 đến nay, sau khi chuyển đổi số ruộng trên sang trồng sen kết hợp nuôi cá, kinh tế gia đình ông lên như diều gặp gió.

Tại cuộc họp về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) chiều 5/4, Bộ NN&PTNT đã chính thức công bố kết quả kiểm tra tình hình sử dụng hóa chất cấm Beta agonist trong chăn nuôi.

Được sự tư vấn và giúp đỡ về vật chất, kỹ thuật của Cty TNHH Thương mại Trung Việt, vụ đông 2007, Trạm Khuyến nông Hiệp Hoà, Bắc Giang xây dựng mô hình sử dụng chất tăng trưởng "Vườn Sinh Thái" trên các loại cây rau màu: Bắp cải, cà chua, dưa chuột, ớt, khoai tây, khoai lang rau, rau cải và chăn nuôi gà sinh sản, lợn thương phẩm ở các xã Xuân Cẩm, Mai Đình, Hoàng An, Hoàng Lương, Thanh Vân, đạt hiệu quả kinh tế cao

Đến đầu tháng 4.2012, các xã ven đầm Thị Nại thuộc huyện Tuy Phước (Bình Định) như: Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa và Phước Thắng đã thả tôm giống vào nuôi trên diện tích 967 ha/971 ha kế hoạch. Mới đầu vụ, diện tích hồ tôm mắc bệnh đã lan rộng lên gần 50 ha, trong đó có gần 12 ha bị nhiễm virus SEMBV (đốm trắng), phần còn lại cũng mắc các bệnh do môi trường.