Giá Cá Tra Tăng Nóng

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngày 14/3, giá cá tra nguyên liệu về đến nhà máy không phân biệt chất lượng đã tăng lên 26.500-27.000 đồng/kg nhưng vẫn không có đủ để cung cấp.
Mức giá này cũng đang giúp nông dân có lãi ít nhất 2.500 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá cũng kéo theo xuất khẩu tăng từ 15-20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đánh giá của VASEP, từ tháng 3 đến tháng 6, tình hình nguyên liệu cá tra Việt Nam sẽ trở nên căng thẳng.
Cũng từ đầu tháng 3 đến nay, xuất khẩu cá tra khởi sắc ở hầu hết thị trường, đặc biệt là Mỹ.
Với tình hình này, VASEP cho rằng nông dân không phải lo thị trường đầu ra, tuy nhiên, những doanh nghiệp đã ký bán trước đây ở mức bán thấp sẽ gặp khó khăn do không thể mua được nguyên liệu giá thấp.
Có thể bạn quan tâm

Những năm trước đây, thường chỉ có giống tôm sú mới có những thời điểm sốt giá mạnh, còn tôm thẻ giống, tuy cũng có những lúc tăng giá nhưng chưa đến mức để có thể gọi là sốt. Năm nay, do nhu cầu thả nuôi tăng cao, giá tôm thẻ giống đang tăng vọt, và cao hơn cả giá tôm sú giống.

Ngay trong những tháng đầu năm này, nhiều lô hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam đã bị bạn hàng trả lại do một số cơ sở, doanh nghiệp chế biến đã bơm chích tạp chất vào tôm.
3 tháng đầu năm nay, do thời tiết tương đối thuận lợi cho việc ra khơi bám biển nên sản lượng khai thác thủy sản của toàn tỉnh đạt hơn 16.170 tấn, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, mô hình hỗ trợ đồng bào dân tộc Nùng ở xã Cấm Sơn chăn nuôi lợn nái sinh sản không chỉ giúp người dân vùng cao chủ động được nguồn con giống chăn nuôi, mà còn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo để tiến đến xoá đói giảm nghèo bền vững.

Vừa nuôi, vừa mày mò, học hỏi thêm về kỹ thuật nuôi hươu, dần dần ông khánh đã nắm bắt được những kinh nghiệm nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ những ở xã Trung Sơn. Thức ăn của hươu rất đơn giản chủ yếu là lá rừng, cỏ cây (cỏ voi, lá xoan, lá sung, lá mít…) rất dễ kiếm và dẻ tiền