Giá Cá Tra Tăng, Người Nuôi Lãi Khoảng 3.000 Đồng/kg

Mặc dù vậy, số cơ sở nuôi cá hưởng lợi rất ít vì thời gian dài cho cá ăn cầm chừng nên cá chưa đủ kích cỡ thương phẩm để bán.
Bộ NN-PTNT dẫn thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT Bến Tre, Vĩnh Long báo cáo cho biết, thời gian này cá tra phát triển khá tốt, các cơ sở nuôi đang tiếp tục thả giống.
Do giá thu mua cá tra nguyên liệu trong tháng tăng nhẹ, dao động từ 24.500-25.500 đ/kg, người nuôi bắt đầu có lãi, với giá như trên người nuôi có lãi từ 2.000-3.000 đ/kg, nhưng số cơ sở hưởng lợi rất ít vì thời gian dài cho cá ăn cầm chừng nên cá chưa đủ kích cỡ thương phẩm để bán.
Diện tích nuôi cá tra của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 4 tháng đầu năm ước đạt 5.300 ha với sản lượng 243 ngàn tấn. Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT thuộc đồng bằng sông Cửu Long, diện tích và sản lượng cá tra một số tỉnh giảm so với cùng kỳ năm ngoái như: Vĩnh Long giảm 3,6% và -27,8%; An Giang giảm 38,9% và -30,8%; Đồng Tháp giảm 0,7% và 7,9%. Riêng Cần Thơ giảm 16,4% diện tích nhưng sản lượng lại tăng, đạt 23.200 tấn (+5,74%).
Bên cạnh một số tỉnh có diện tích và sản lượng cá tra giảm thì tại Tiền Giang và Bến Tre, tình hình sản xuất cá tra khá hơn, diện tích và sản lượng 2 tỉnh này đều tăng, cụ thể: Tiền Giang diện tích 104 ha (+18%), sản lượng 10.900 tấn (+17%), Bến Tre diện tích 608 ha (+10,5%), sản lượng 40.000 tấn (+5,3%).
Trên bình diện xuất khẩu, theo VASEP, vào thời điểm này, nguồn cung nguyên liệu cá tra trong nước đang ổn định dần, dù sản lượng cá tra năm nay ước tính sẽ giảm so với năm ngoái. Theo một số DN giá cá tra tại thị trường Mỹ đã tăng khoảng 15 cent so với hồi đầu năm do giá cá tra nguyên liệu trong nước tăng cao.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cá tra sang Mỹ từ 1/1/2014 đến 15/3/2014 đạt giá trị 73,1 triệu USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ hiện vẫn dẫn đầu về nhập khẩu cá tra Việt Nam chiếm 21,4% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
Có thể bạn quan tâm

Từ nghịch lý của ngành lúa gạo ngày càng kém sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) đang tăng “nóng”, nông dân đang phải “chăn nuôi heo, gà bằng đồng ngoại tệ”... Bộ NN-PTNT cho rằng, đề xuất Việt Nam chủ động đẩy mạnh trồng bắp (ngô) và tăng diện tích chuyển đổi từ lúa sang bắp sẽ giúp hạn chế được hai vấn đề quan trọng: giảm dần phụ thuộc nhập khẩu TACN và ứng phó với hạn hán ngày càng khốc liệt.

Đến xóm 2, xã Kim Mỹ (Kim Sơn - Ninh Bình), hỏi bác Tân, cô chủ cửa hàng kim hoàn nói luôn: “Bác Tân lợn nái à, anh đi thẳng, hơn 500 mét nữa, đến ngôi nhà kiểu mới, vừa xây là nhà bác Tân”. Gia đình bác Trịnh Duy Tân là địa chỉ nhiều người gần xa đến học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi lợn nái, lợn thịt.
Hàng ngày kiểm tra chuồng trại, lượng thức ăn, nghe tiếng kêu là biết tình trạng của chim; đặc biệt là áp dụng nuôi ghép chim non để tăng năng suất, giảm chi phí thức ăn...

Cơ sở ấp trứng gia cầm của gia đình chị Dương Thị Thư, ở xóm Việt Ninh, xã Lương Phú (Phú Bình - Thái Nguyên) mỗi năm cho thu lãi khoảng 200 triệu đồng

Hiện nay, điều kiện thời tiết diễn biến thuận lợi cho hoạt động thả tôm giống vụ nuôi cuối năm, do đó, nông dân cần tranh thủ thả tôm giống, để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm.