Giá Cá Tra Tăng, Người Nuôi Lãi Khoảng 3.000 Đồng/kg

Mặc dù vậy, số cơ sở nuôi cá hưởng lợi rất ít vì thời gian dài cho cá ăn cầm chừng nên cá chưa đủ kích cỡ thương phẩm để bán.
Bộ NN-PTNT dẫn thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT Bến Tre, Vĩnh Long báo cáo cho biết, thời gian này cá tra phát triển khá tốt, các cơ sở nuôi đang tiếp tục thả giống.
Do giá thu mua cá tra nguyên liệu trong tháng tăng nhẹ, dao động từ 24.500-25.500 đ/kg, người nuôi bắt đầu có lãi, với giá như trên người nuôi có lãi từ 2.000-3.000 đ/kg, nhưng số cơ sở hưởng lợi rất ít vì thời gian dài cho cá ăn cầm chừng nên cá chưa đủ kích cỡ thương phẩm để bán.
Diện tích nuôi cá tra của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 4 tháng đầu năm ước đạt 5.300 ha với sản lượng 243 ngàn tấn. Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT thuộc đồng bằng sông Cửu Long, diện tích và sản lượng cá tra một số tỉnh giảm so với cùng kỳ năm ngoái như: Vĩnh Long giảm 3,6% và -27,8%; An Giang giảm 38,9% và -30,8%; Đồng Tháp giảm 0,7% và 7,9%. Riêng Cần Thơ giảm 16,4% diện tích nhưng sản lượng lại tăng, đạt 23.200 tấn (+5,74%).
Bên cạnh một số tỉnh có diện tích và sản lượng cá tra giảm thì tại Tiền Giang và Bến Tre, tình hình sản xuất cá tra khá hơn, diện tích và sản lượng 2 tỉnh này đều tăng, cụ thể: Tiền Giang diện tích 104 ha (+18%), sản lượng 10.900 tấn (+17%), Bến Tre diện tích 608 ha (+10,5%), sản lượng 40.000 tấn (+5,3%).
Trên bình diện xuất khẩu, theo VASEP, vào thời điểm này, nguồn cung nguyên liệu cá tra trong nước đang ổn định dần, dù sản lượng cá tra năm nay ước tính sẽ giảm so với năm ngoái. Theo một số DN giá cá tra tại thị trường Mỹ đã tăng khoảng 15 cent so với hồi đầu năm do giá cá tra nguyên liệu trong nước tăng cao.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cá tra sang Mỹ từ 1/1/2014 đến 15/3/2014 đạt giá trị 73,1 triệu USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ hiện vẫn dẫn đầu về nhập khẩu cá tra Việt Nam chiếm 21,4% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012, lãnh đạo 2 huyện Vân Canh và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) là 2 đơn vị kết nghĩa tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Huyện Hương Sơn giới thiệu mô hình nuôi hươu sao lấy nhung vốn đã giúp nhiều gia đình ở đây vươn lên thoát nghèo cho Vân Canh.

Các hộ nuôi thủy sản bước đầu áp dụng hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh với nhiều giống mới, có giá trị kinh tế và cho năng suất cao, điển hình như: Mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính dòng Đường nghiệp và cá chép lai 3 máu. Sự thành công của mô hình là cơ sở để nhân rộng và khai thác tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh ngày càng ổn định và bền vững.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, Trung tâm đã cấp miễn phí được 178.619 liều tinh, đạt 50% kế hoạch, trong đó có 10.000 liều tinh lợn Pietrain kháng stress, TTNT cho trên 80.000 lượt con lợn, tỷ lệ đậu thai đạt trên 85%. Năng suất, chất lượng con giống ổn định, số lợn sơ sinh bình quân/ổ từ 10 - 12 con, trọng lượng lợn bình quân sau cai sữa đạt 7,5kg/con. Tỷ lệ TTNT lợn trên địa bàn TP đạt trên 58%.

Trong những năm trở lại đây, mô hình đưa màu xuống chân đất lúa được bà con nông dân huyện Tri Tôn (An Giang) áp dụng đạt hiệu quả. Bên cạnh cây chủ lực như dưa hấu, đậu xanh, khoai cao, thì cây mè đen cũng là một trong những cây được bà con nông dân trong huyện lựa chọn, vì mè đen là loại màu dễ trồng, ít tốn thuốc, chi phí đầu tư thấp, nhưng thu nhập mang lại tương đối khá và ổn định.

Năm 2010, gia đình anh Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1973) ở ấp 4, xã Vĩnh Tân, TX.Tân Uyên (Bình Dương) đã mạnh dạn chuyển một phần đất trên diện tích cao su của gia đình sang trồng dưa leo, khổ qua. Hướng đi này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Hùng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.