Giá cá sấu giống hạ nhiệt

Theo người nuôi cá sấu ở Bạc Liêu, Cà Mau, năm 2014 và thời gian đầu năm 2015, giá cá sấu giống luôn ở mức ổn định 300.000 – 350.000đ/con. Sau đó bắt đầu tăng, cách đây khoảng 1 tháng giá cá sấu giống đạt đỉnh: Với loại chiều dài từ 0,2 – 0,3m, chỉ nặng trên dưới 0,3kg, giá lên tới hơn 700.000đ/con.
Nhiều hộ dân sau thu hoạch cá thương phẩm phải bỏ chuồng, vì giá giống quá cao, tính ra nuôi không có lãi. “Đợt sốt giá vừa qua khiến nguồn hàng bên Campuchia đưa về rất nhiều, vì vậy giá cá hiện đã giảm xuống chỉ còn trên dưới 500.000đ/con.
Đến nay, bà con địa phương đang thả nuôi lại khá nhiều”, anh Hồ Chí Vốn, hộ nuôi tại thị trấn Phước Long, huyện Phước Long (Bạc Liêu) chia sẻ.
Phước Long là thủ phủ nuôi cá sấu của Bạc Liêu. Tổng đàn cá sấu của huyện lên tới hơn 130.000 con, chiếm hơn 70% tổng đàn của tỉnh. Ông Trần Quốc Hùng, Trưởng phòng NN-PTNT Phước Long cho biết: Giá cá sấu giống tăng mạnh là do nhu cầu của người nuôi tăng cao đột biến, đã tạo ra cơn sốt ảo.
Có thể bạn quan tâm

Cái tên núi Trọc, nằm ở xã Hành Trung (Nghĩa Hành), gắn liền với một vùng đất hoang hóa, cằn cỗi, cây cối không mọc nổi. Ấy vậy mà qua đôi bàn tay của anh Nguyễn Đức Tuệ, nơi đây đã trở thành mảnh đất “xanh” cho cây dược liệu cà gai leo sinh sôi và trở thành “sinh kế” cho hàng chục hộ dân ở Nghĩa Hành.

1 kg cá ngừ đại dượng đạt tiêu chuẩn bán ở thị trường Nhật Bản có thể gấp 5 lần so với giá nội địa. Tuy nhiên, thực tế ngư dân Việt Nam vẫn chưa tuân thủ các quy trình câu, xử lý, bảo quản nên chất lượng chưa đạt, hiệu quả chưa cao.

Những năm qua, công tác thú y được chú trọng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu đã đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi và tạo ra môi trường chăn nuôi trong sạch, sản phẩm thịt sạch góp phần bảo vệ sức khỏe con người.

Là người đã từng sở hữu gần 7 ha cao su, trong đó 6 ha đã cho thu hoạch, mỗi ngày ông Lê Quang Vinh, thôn Thuỷ Ba Tây, xã Vĩnh Thuỷ thu nhập khoảng 5 triệu đồng. Nhờ cây cao su, gia đình ông Vinh và nhiều hộ dân khác ở vùng quê này có cuộc sống khấm khá, sung túc.

Việc áp dụng CNSH trong nông nghiệp được xem là một trong những giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị nhằm hướng tới 3 mục tiêu cơ bản là nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập của nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững.