Giá cà phê trong nước ngày 17/09/2015 tăng nhẹ 100 ngàn đồng/tấn

Trong phiên giao dịch đêm hôm qua, giá cà phê robusta trên sàn Liffe kỳ hạn 11/15 tăng 5 USD/tấn hay +0,32% lên mức 1.581 USD/tấn, các kỳ hạn khác cũng tăng 5 - 6 USD/tấn.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE kỳ hạn 12/15 giảm 0,60 cent/lb hay -0,51% xuống còn 118,10 cent/lb, các kỳ hạn khác cũng giảm 0,55 cent/lb. Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên tăng nhẹ trở lại 100 ngàn đồng/tấn lên mức 35,1 - 35,8 triệu đồng/ tấn.
Chi tiết giá cà phê Việt Nam và thế giới ngày 17/09:
Giá cà phê Robusta (sàn Liffe - London, Anh) - Nguồn: theice.com
Giá cà phê Arabica (sàn ICE - New York, Mỹ) - Nguồn: theice.com
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê, chủ yếu là Robusta, của Việt Nam trong tháng 8/2015 đạt 1,54 triệu bao, giảm 13,6% so với tháng 7. Xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm nay đạt 14.655.667 bao, giảm 32,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu giảm cho thấy thị trường nội địa vẫn tiếp tục kháng giá và lượng cà phê tồn kho đạt khoảng 7 - 8 triệu bao.
Hiệp hội Cà phê nhân của Mỹ cho biết, lượng cà phê lưu kho tại các cảng của Mỹ trong tháng 8/2015 tăng 239.814 bao lên 6.123.163 bao. Con số này chưa tính lượng cà phê quá cảnh và lưu kho của các nhà rang xay, đạt khoảng 1 triệu bao.
Với mức tiêu thụ tại Mỹ và Canada đạt 500.000 bao/tuần, lượng cà phê lưu kho, khoảng 7,12 triệu bao, đủ dùng cho 14 tuần, theo Nhịp cầu đầu tư.
Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Long đã đầu tư trên 31 tỉ đồng dập dịch chổi rồng trên cây nhãn nhưng bệnh vẫn tái phát, nông dân phải đốn bỏ trên 900 ha nhãn bị bệnh để bán củi.

Liên tục những ngày qua, người dân trồng chuối ở khu vực ĐBSCL lại phấn khởi vì giá chuối bất ngờ tăng gấp đôi so với trước đó, từ 3.000 đồng/kg tăng lên 6.000-7.000 đồng/kg.

Theo một báo cáo mới của công ty Transparency Market Research về xu hướng và dự báo thị trường thức ăn thủy sản, nhu cầu thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ tăng 11,4%/năm trong thời kỳ từ 2013-2019.

Trong bối cảnh lúa gạo tồn đọng lớn, giá cả sụt giảm mạnh, cuộc sống hàng triệu nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đang gặp khó khăn, có lẽ những người thường có ý kiến “phải bảo vệ diện tích đất trồng lúa” cũng phải đắn đo. Đã đến lúc cần có cái nhìn toàn diện về chiến lược phát triển cây lúa, có giải pháp đồng bộ thay vì chỉ tập trung vào mũi xuất khẩu gạo để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao thu nhập nông dân.

Về chất lượng nguồn lao động biển cũng là một vấn đề rất đáng suy nghĩ. Lao động biển hiện nay có trình độ văn hóa thấp hơn so với lao động ở các ngành nghề khác.