Giá Cà Phê Tăng, Nhà Nhập Khẩu Giảm Lượng Mua

Giá cà phê trong nước đang ở mức hơn 43 triệu đồng/tấn, tăng trung bình hơn 100.000 đồng/tấn so với mức giá trung bình của tháng 1 và tháng 2, đã làm cho các nhà nhập khẩu cà phê của Việt Nam giảm lượng mua và chuyển hướng sang nhập khẩu ở những thị trường khác.
Ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) xác nhận thông tin trên với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 1-4. Tuy nhiện, ông cho biết xuất khẩu cà phê trong tháng 3 có mức giảm không đáng kể.
Ông Vinh cho rằng giá cà phê trong nước tăng là do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài trong thời gian qua, sản lượng cà phê trong niên vụ 2013/2014 được dự báo sẽ giảm khoảng 1/3 so với sản lượng 1,2 triệu tấn cà phê của niên vụ trước. Do sản lượng giảm, nên nhiều hộ nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên trữ hàng không bán ra để chờ giá lên cao hơn đã góp phần làm tăng giá cà phê.
“Thời điểm hiện tai, giá cà phê ở Đăk Lắk đã ở mức 43,3 triệu đồng/tấn còn ở Gia Lai là 43,4 triệu đồng/tấn. So với thời điểm đầu năm, giá cà phê trong nước đã tăng gần 200.000 đồng/tấn”, ông Vinh cho hay. Ông nói thêm, thực tế mức tăng này không đáng kể và không gây đột biến cho thị trường.
Ông Vinh cho rằng, việc các nhà nhập khẩu giảm mua cà phê từ Việt Nam cũng là do giá bán cà phê của Indonesia có xu hướng giảm vì quốc gia này đang vào mùa thu hoạch nên các nhà nhập khẩu chuyển hướng sang nhập khẩu từ Indonesia để mua được mức giá "mềm hơn".
Việt Nam và nhà sản xuất cà phê robusta lớn thứ hai thế giới Indonesia cùng nhau chiếm gần 1/4 sản lượng cà phê thế giới. Sản lượng cà phê robusta ở miền Nam Sumatra, khu vực trồng cà phê chính của Indonesia, thường bắt đầu thu hoạch từ tháng 3 và tháng 4, ở mức mức 9,7 triệu bao trong niên vụ 2012/13, tăng 16,9% so với vụ cà phê trước, làm tăng nguồn cung cho thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Do tình hình nắng hạn gay gắt, các vùng nuôi tôm ở ĐBSCL bị thiệt hại nặng. Ở góc độ khoa học kỹ thuật, xin nêu mấy yếu tố có thể tạo thành công mà người nuôi tôm nào cũng cần phải xem xét, đối chiếu lại hiện trạng và điều kiện thực tế của mình, xem đã có cái gì, thiếu cái gì.

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết: Từ nay đến năm 2020, tỉnh triển khai thực hiện 9 dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng.
Nghề khai thác thủy sản trên biển thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro rình rập xảy bất cứ lúc nào. Để có được chiếc tàu ra khơi bám biển ngư dân phải bỏ ra hàng tỷ đồng, tuy nhiên mỗi khi tai nạn xảy ra ngư dân thường bị thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong thời gian gần đây, nhiều tàu cá của ngư dân các tỉnh miền Trung liên tục gặp tai nạn trên biển.

Trong những ngày qua, thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm thiệt hại trên 200 ha nghêu thương phẩm của hợp tác xã thuỷ sản Rạng Đông ở xã Thới Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

Trong tháng 4, Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp với UBND các huyện: Mường La, Sông Mã, Quỳnh Nhai, thả 1.000kg cá giống các loại xuống hồ sông Đà để tạo nguồn lợi thủy sản cho nhân dân đánh bắt.