Giá Cà Phê Tăng, Nhà Nhập Khẩu Giảm Lượng Mua

Giá cà phê trong nước đang ở mức hơn 43 triệu đồng/tấn, tăng trung bình hơn 100.000 đồng/tấn so với mức giá trung bình của tháng 1 và tháng 2, đã làm cho các nhà nhập khẩu cà phê của Việt Nam giảm lượng mua và chuyển hướng sang nhập khẩu ở những thị trường khác.
Ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) xác nhận thông tin trên với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 1-4. Tuy nhiện, ông cho biết xuất khẩu cà phê trong tháng 3 có mức giảm không đáng kể.
Ông Vinh cho rằng giá cà phê trong nước tăng là do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài trong thời gian qua, sản lượng cà phê trong niên vụ 2013/2014 được dự báo sẽ giảm khoảng 1/3 so với sản lượng 1,2 triệu tấn cà phê của niên vụ trước. Do sản lượng giảm, nên nhiều hộ nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên trữ hàng không bán ra để chờ giá lên cao hơn đã góp phần làm tăng giá cà phê.
“Thời điểm hiện tai, giá cà phê ở Đăk Lắk đã ở mức 43,3 triệu đồng/tấn còn ở Gia Lai là 43,4 triệu đồng/tấn. So với thời điểm đầu năm, giá cà phê trong nước đã tăng gần 200.000 đồng/tấn”, ông Vinh cho hay. Ông nói thêm, thực tế mức tăng này không đáng kể và không gây đột biến cho thị trường.
Ông Vinh cho rằng, việc các nhà nhập khẩu giảm mua cà phê từ Việt Nam cũng là do giá bán cà phê của Indonesia có xu hướng giảm vì quốc gia này đang vào mùa thu hoạch nên các nhà nhập khẩu chuyển hướng sang nhập khẩu từ Indonesia để mua được mức giá "mềm hơn".
Việt Nam và nhà sản xuất cà phê robusta lớn thứ hai thế giới Indonesia cùng nhau chiếm gần 1/4 sản lượng cà phê thế giới. Sản lượng cà phê robusta ở miền Nam Sumatra, khu vực trồng cà phê chính của Indonesia, thường bắt đầu thu hoạch từ tháng 3 và tháng 4, ở mức mức 9,7 triệu bao trong niên vụ 2012/13, tăng 16,9% so với vụ cà phê trước, làm tăng nguồn cung cho thị trường.
Có thể bạn quan tâm

heo Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới (XDNTM) thuộc Sở NN&PTNT, sau 5 năm thực hiện (2011-2015), toàn tỉnh đã huy động các nguồn lực với tổng số vốn 3.635 tỉ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất.

Những năm gần đây, mô hình nuôi bò vỗ béo ở huyện Vân Canh phát triển khá mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.

Ông Phạm Văn Chung, Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, cho biết: Vụ sản xuất Đông Xuân 2015-2016, Hoài Nhơn có kế hoạch xây dựng 60 cánh đồng lớn (CĐL).

Giảm công lao động, rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập, tiêu thụ dễ dàng là những ưu điểm của phương thức sản xuất muối trải bạt được diêm dân trong tỉnh ứng dụng gần đây.

Không chỉ sản phẩm từ các thương hiệu lớn của Nhật và các nước châu Âu vốn đã khẳng định vị thế, mà các tên tuổi đến từ các nước ASEAN cũng đang “đổ bộ” mạnh mẽ vào thị trường Việt.