Giá Cá Lóc Tăng, Nông Dân Có Lợi Nhuận Từ 8.000 - 10.000 Đồng/kg

Sau thời gian giá cá lóc nguyên liệu giảm mạnh, chỉ còn ở mức 27.000-28.000 đồng/kg (tháng 4/2014), hiện nay, giá cá lóc đã tăng trở lại từ 40.000-42.000 đồng/kg. Với giá cá lóc thương phẩm như hiện nay, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lợi nhuận từ 8.000-10.000 đồng/kg; nếu 01 ha, nông dân nuôi đúng kỹ thuật, lợi nhuận sẽ trên 01 tỷ đồng/ha.
Tuy giá cá lóc tăng, nhưng ở vụ nuôi năm 2014, diện tích nuôi cá lóc trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói chung, huyện Trà Cú nói riêng bị giảm mạnh. Theo ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú: Hiện nay toàn huyện có 1.120 hộ thả nuôi trên diện tích khoảng 160ha, với gần 56 triệu con giống (có 380 hộ “treo ao” với diện tích 55ha), đã thu hoạch được gần 20.000 tấn, đạt trên 100% kế hoạch năm. Tuy số hộ nuôi có lợi nhuận cao không nhiều, song hộ bị lỗ thì rất ít. Đây là dấu hiệu đáng mừng về môi trường, kỹ thuật...
Anh Tăng Minh Hạnh, ngụ ấp Mé Rạch B, xã Đại An, huyện Trà Cú phấn khởi: Anh là một trong những hộ nuôi cá lóc ở đây nhiều năm qua, lúc đầu anh Hạnh chỉ nuôi 01 ao cá lóc, những năm đầu có lợi nhuận, do cá có giá, tuy nhiên, những năm qua, năm nào nuôi cũng bị lỗ.
Không nản chí, năm nay anh Hạnh nuôi 02 ao, khoảng 40.000 con giống, hiện nay giá cá đang tăng mạnh, anh Hạnh hy vọng vụ này sẽ có lợi nhuận cao. Ông Tăng Thương, ngụ ấp Bến Tranh, xã Định An, huyện Trà Cú, vụ này, ông nuôi 05 ao, diện tích gần 3.000m2, ông vừa bán được 28 tấn cá, với giá 42.000 đồng/kg, lợi nhuận gần 300 triệu đồng.
Tuy giá cá lóc nguyên liệu tăng, nhưng cơ quan chuyên môn vẫn khuyến cáo nông dân nên tuân thủ mật độ nuôi, lịch thời vụ, môi trường nước… không vì giá mà phát triển nuôi ồ ạt, thiếu quy hoạch, thiếu kiểm tra, kiểm soát ao hồ, dẫn đến thua lỗ...
Có thể bạn quan tâm

Để chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với áp dụng giống mới vào phát triển sản xuất nông nghiệp T.Ư Hội NDVN, Hội ND tỉnh Hòa Bình đã phối hợp Hội ND huyện Lạc Sơn, Kim Bôi triển khai dự án “Xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp nhằm tăng năng suất hiệu quả sản xuất lúa”.

Trong lúc ở nhiều nơi khác diện tích đất rừng ngày càng bị thu hẹp hoặc người dân bỏ trồng rừng, thì tại vùng đất Thạnh Hóa (Long An) nhiều hộ dân vẫn yên tâm gắn bó với cây tràm.

Chương trình thanh tra cá da trơn do Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa ban hành thực chất là một quyết định mang tính bảo hộ thương mại, được ví như “chiếc thòng lọng” mới siết vào con cá da trơn của Việt Nam.

Cá rô đồng là loại cá sống tự nhiên và phổ biến ở vùng ĐBSCL, thích ứng tốt môi trường nước xấu; cá sinh sản với số lượng lớn, chất lượng thịt ngon, được thị trường ưa chuộng.

TS Lê Đức Thịnh- Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) cho biết, tới đây các chủ trang trại có thể được vay đến 10 tỷ đồng để đầu tư sản xuất, kinh doanh.