Giá cá điêu hồng nuôi bè tăng
Cá điêu hồng nuôi bè tại huyện Cao Lãnh
Theo nhiều chủ lồng bè nuôi cá điêu hồng thuộc xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, cùng kỳ năm 2014, người nuôi cá điêu hồng gặp nhiều khó khăn do giá cá thường xuyên ở mức thấp, nhiều hộ không cầm cự được phải treo bè.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay giá cá tăng trở lại và nhu cầu tiêu thụ cũng tăng cao khiến người nuôi rất phấn khởi.
Ông Lê Minh Pha - chủ bè nuôi cá thuộc ấp Bình Tân, xã Bình Thạnh cho biết: “Hiện cá điêu hồng thương phẩm được mua tại bè giá tăng khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.
Giá cá mang đi phân phối tại chợ đầu mối Bình Điền (TP.Hồ Chí Minh) là 36.000 - 36.500 đồng/kg.
Bên cạnh đó, sức tiêu thụ thời điểm hiện tại cũng tăng khoảng 10% so với năm ngoái.
Thời điểm hiện tại cá điêu hồng đang tiêu thụ tốt tại thị trường các tỉnh miền Đông.
Năm nay, chi phí cho 1kg cá từ lúc thả nuôi đến thu hoạch khoảng 31.000 đồng, với mức giá hiện tại người nuôi có thể lời từ 4.000 - 5.000 đồng/kg”.
Theo ghi nhận, nguyên dân giá cá điêu hồng tăng là do thời gian dài trước đây giá cá xuống thấp, người nuôi bị thua lỗ nên không dám thả nuôi nhiều khiến thị trường thiếu nguồn cung.
Song song đó, mực nước năm nay thấp cũng làm giảm đi số lượng lớn cá thiên nhiên nên cá điêu hồng nuôi bè được giá.
Nhiều chủ bè nuôi cá nhận định, con nước lũ thấp không ảnh hưởng nhiều tới năng suất cá điêu hồng nuôi bè.
Thời điểm hiện tại, việc thu hoạch cá điêu hồng tăng so với năm trước.
Năng suất cá khoảng 10 - 12 tấn/bè (loại bè 6x12m), tăng khoảng 5% so với năm trước.
Ông Phan Văn Hòa - Giám đốc Hợp tác xã cá điêu hồng Bình Thạnh chia sẻ: “Giá cá điêu hồng nuôi bè giữ mức 34.000 - 35.000 đồng/kg kéo dài trong khoảng 3 - 4 tháng gần đây.
Tuy nhiên, người nuôi cá điêu hồng vẫn đang lo lắng là khi vào vụ lúa, hệ thống sông ở xung quanh khu vực nuôi cá sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi các loại thuốc bảo vệ thực vật, khiến nguồn nước nuôi bị ô nhiễm”.
Có thể bạn quan tâm

Hộ chú Trần Văn Hạnh ngụ ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi là một trong những người đã “biết nuôi” và thành công trong việc chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm sạch, giữ gìn môi trường sinh thái.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Công diện số 16/CĐ-UBND về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi.

Năm 2011, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều bất lợi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh diễn biến bất thường... Để sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng, đặc biệt là nông dân đã cố gắng khắc phục khó khăn, chủ động chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tập trung mọi nguồn lực thâm canh cây trồng đem lại hiệu quả thiết thực.

Nhằm khai thác triệt để, tiềm năng lợi thế về các điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá, từ năm 2006, huyện Hạ Lang tiến hành ký kết hợp đồng với huyện Long Châu (Trung Quốc) phát triển trồng mía nguyên liệu xuất khẩu với quy mô đến năm 2015 trồng 1.200 ha.

Trong những ngày lạnh giá của mùa đông, hàng nghìn giáo viên và học sinh các dân tộc huyện Bảo Lâm đã được đón Tết Nhâm Thìn vừa qua trong những căn phòng kỹ túc xá khang trang, sạch đẹp, ấm cúng.