Giá Bưởi, Quýt Đường Tăng Vào Cuối Năm

Theo các nhà vườn trồng bưởi ở huyện Lai Vung, cuối năm nay giá bưởi cứ tăng dần và ổn định ở mức cao nên người trồng bưởi rất yên tâm. Cụ thể, bưởi da xanh loại I giá từ 45.000 - 55.000 đồng/kg; bưởi năm roi giá từ 15.000 - 25.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm rồi.
Nguyên nhân khiến giá bưởi luôn giữ ổn định ở mức cao là do năm nay thời tiết không thuận lợi, các nhà vườn trồng bưởi ở đồng bằng sông Cửu Long xử lý tỷ lệ đậu trái thấp, đạt khoảng 40%; sản lượng bưởi giảm cùng với việc nhu cầu thị trường hàng Tết tăng cao, nên đẩy giá bưởi tăng mạnh.
Theo nhận định ngành chuyên môn, thời gian tới, bưởi sẽ tiếp tục khan hàng sốt giá, nhất là bưởi da xanh, nếu thu hoạch bán đúng vào dịp Tết Nguyên đán, giá có thể lên đến 70.000 - 80.000 đồng/kg.
Được biết, toàn huyện Lai Vung có khoảng 42ha diện tích bưởi da xanh và bưởi năm roi, tập trung nhiều ở các xã: Phong Hòa, Vĩnh Thới, Tân Hòa.
Sau hơn 1 tháng rớt giá mạnh, hơn 1 tuần nay giá quýt đường đã tăng trở lại. Theo một số nhà vườn ở xã Vĩnh Thới, hiện thương lái thu mua quýt đường tại vườn giá từ 24.000 - 27.000 đồng/kg, cao hơn thời điểm trước đó từ 6.000 - 9.000 đồng/kg. Với giá này, nhà vườn có lãi trên 10.000 đồng/kg.
Theo thương lái, giá quýt đường tăng trở lại là do quýt đường ở các nơi như An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh... hết mùa. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ quýt đường lớn nhất là TP.Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu tiêu thụ mạnh trở lại. Theo dự đoán từ đây đến Tết Nguyên đán giá quýt có thể sẽ tiếp tục tăng.
Có thể bạn quan tâm

Anh Nguyễn Anh Dũng, ấp Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau có 5 vụ nuôi thành công từ việc nuôi ghép cá phi với tôm sú và thẻ chân trắng. Mô hình này giải quyết được môi trường vùng nuôi, nâng cao năng suất tôm nuôi, được nông dân nuôi tôm công nghiệp (NTCN) lân cận trong xã áp dụng và thành công.

Tại lễ tổng kết, các đơn vị hoạt động nghề đăng kiến nghị các cấp, các ngành một số vấn đề như: Giải quyết tình trạng một số ngư dân hoạt động nghề khác thường xuyên xâm lấn vào vùng nước nghề đăng; có chính sách hỗ trợ các hợp tác xã nghề đăng phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản để đa dạng ngành nghề; giúp đỡ các hợp tác xã chuyển đổi mô hình hoạt động...

Vài năm gần đây, anh Nguyễn Văn Tám ở ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã thành công với mô hình nuôi cá lóc trong vèo, góp phần nâng cao mức sống gia đình.

Mô hình nuôi cá lồng bè của Công ty An Phú là một trong những mô hình nuôi lớn nhất về lồng bè tại Bến Tre. Công ty đã đầu tư trên 40 tỷ đồng để xây dựng mô hình nuôi ven sông Tiền trên diện tích đất thuê 9,3ha mặt nước. Chiều ngang khu nuôi trên 100m, chiều dài 1.080m với 408 lồng bè. Công ty đã thả cá giống khoảng 5 tháng với công suất hoạt động chiếm 50% tổng số lồng bè.

Sáng ngày 16/10, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ phối hợp với Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức hội thảo “Công nghệ chế biến thực phẩm gia tăng giá trị cho ngành Cá Việt Nam”.