Giá bán và giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đều giảm

Còn theo số liệu của Cục Nghề cá Mỹ (NMFS), trong 2 tháng đầu năm 2015, Mỹ NK 21.269 tấn cá tra và cá da trơn, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó NK cá tra Việt Nam chiếm 87,7% đạt 18.656 tấn, giảm 9,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong tháng 1/2015 nhiều doanh nghiệp đã giảm dần lượng hàng cá tra XK sang thị trường Mỹ để nghe ngóng kết quả cuối cùng thuế CBPG lần thứ 10 (POR10) công bố vào ngày 8/01/2015. Mức thuế mà Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố trong POR10 cao hơn so với mức thuế sơ bộ khiến nhiều doanh nghiệp đã không tiếp tục XK cá tra sang thị trường Mỹ.
Thuế suất áp dụng cho sản phẩm cá tra philê đông lạnh của công ty Agifish và 23 DN bị đơn tự nguyện khác ở mức 0,97 USD/kg, tăng so với kết quả sơ bộ mà DOC đưa ra hồi tháng 7/2014 là 0,58 USD/kg. Đối với mức thuế chung toàn quốc được giữ nguyên so với kết quả sơ bộ POR10 là 2,39 USD/kg.
Ngoài ra có 4 doanh nghiệp không bị áp thuế chống bán phá giá lần này gồm: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang, Công ty Cổ phần Thủy sản Nam Sông Hậu, Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Hòa Phát và Công ty Cổ phần Tô Châu do những đơn vị này không XK cá tra vào Mỹ trong giai đoạn trên.
Hiện nay, giá cá tra phile đông lạnh loại 5-7 oz XK sang thị trường Mỹ đang ở mức 1,45 USD/pao, giảm khoảng 5 xen so với cùng kỳ năm 2014. Bên cạnh đó, giá bán buôn của một số sản phẩm cá khác thấp, đẩy doanh thu của các sản phẩm này tăng, cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến giá cá tra. Giá bán buôn cá hồi từ Na Uy, Ireland và Scotland giảm khoảng 30%, giá thấp trong khi hàng luôn sẵn có nên mức tiêu thụ cá hồi nuôi tăng.
VASEP cho biết, người tiêu dùng Mỹ hiện cũng quan tâm nhiều hơn tới nguồn cung thủy sản nuôi do thủy sản nuôi đã cải tiến chất lượng, đặc biệt có nhiều ý kiến tích cực về nuôi thủy sản bền vững, giá hấp dẫn hơn thủy sản khai thác. Các chứng nhận như ASC cũng là cách để thu hút khách hàng nhưng giá cả vẫn còn là vấn đề cần xem xét.
Có thể bạn quan tâm

Những vạt ruộng trải dài màu bạc của lá lúa bị cháy do sâu cuốn lá. Người dân cho biết, mấy năm nay mới lại xuất hiện một đợt dịch sâu cuốn lá nặng đến thế. Đến nay, toàn tỉnh đã có 70.232 ha lúa bị bệnh sâu cuốn lá phát sinh và gây hại. Ngày 18/7, UBND tỉnh đã phải ra quyết định công bố dịch. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, vẫn còn tình trạng chủ quan trong công tác phòng trừ.

Hai ngành hàng cá tra và tôm ở ĐBSCL vẫn trong cơn khủng hoảng nợ kéo dài mấy năm nay, với "khối u" lớn nhất chưa xử lý được: DN chế biến chiếm dụng vốn của người nuôi và nợ xấu vốn vay ngân hàng.

Chiều 24.7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) phối hợp với UBND tỉnh và Ngân hàng BIDV tổ chức Hội nghị “Triển khai chính sách tín dụng quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7.7.2014 của Chính phủ” về một số chính sách phát triển thủy sản.

Mùa sau nên trồng gì để “được mùa - tốt giá”, làm cách nào để nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ chuẩn xuất khẩu, thương lái và các doanh nghiệp hỗ trợ thu mua giá cao, không phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc? Những câu hỏi thường trực đó rất nhiều nông dân phải xoay xở giải đáp khi chuẩn bị bắt tay vào vụ mùa kế tiếp ngay khi tình hình xuất khẩu nông sản từ đầu năm đến nay còn gặp nhiều khó khăn…

Đầu tư hơn 50 triệu đồng chi phí giống và vật tư ban đầu, sau hơn 2 năm trồng thử nghiệm, đến nay vườn thanh long ruột đỏ của gia đình bà Lê Thị Nguyệt, ở khu phố 3, phường 1, thị xã Quảng Trị đã bắt đầu cho thu hoạch với năng suất, sản lượng cao. Bà Nguyệt ước tính dự kiến vụ này sẽ thu về gần một tấn quả, lợi nhuận từ loại cây trồng kinh tế này mang lại cho gia đình nguồn thu đáng kể.