Giá Bán Ca Cao Liên Tục Tăng

Giá ca cao hạt khô ở Tây Nguyên đang cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 10.000 đồng/kg.
Người trồng ca cao ở Tây Nguyên đang phấn khởi vì giá bán liên tục tăng, trong khi vụ thu hoạch đang bắt đầu với chất lượng tăng và năng suất ổn định. Trong 1 tháng trở lại đây, giá ca cao hạt khô ở Tây Nguyên dao động từ 58.000 – 64.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 10.000 đồng/kg.
Theo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ca cao, nguyên nhân chủ yếu khiến ca cao tăng giá là sản lượng ca cao thế giới sụt giảm. Đây là điều rất có lợi cho nông dân ở Tây Nguyên, vì chất lượng ca cao ở đây đã tăng đáng kể, và sản lượng vẫn giữ được ổn định.
Công ty TNHH Cargill Việt Nam tại Đắk Lắk năm 2013 đã thu mua - xuất khẩu hơn 1.000 tấn ca cao hạt khô, chiếm 60% tổng sản lượng toàn tỉnh, bằng 20% toàn quốc.
“Ca cao ở Tây Nguyên có chất lượng tốt đồng thời cũng là nguồn cung cấp hạt ca cao ổn định nhất trên thế giới. Theo các chuyên dự báo, lượng cung đang thiếu hụt từ 60.000 – 120.000 tấn. Chính vì vậy, điều này sẽ đưa tới một mức giá khá ổn định cho người trồng ca cao. Hơn nữa, đối với những sản phẩm ca cao tham gia chương trình UTZ, người nông dân còn được cộng thêm từ 4.000 – 5.000 đồng/kg”, ông Nguyễn Bá Dũng, cán bộ công ty Cargill Việt Nam cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày gần đây, giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL giảm rất mạnh. Chiều 20-6, giá cá tra ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ… chỉ còn 19.000 - 20.000 đồng/kg, đây là mức giá rất thấp trong nhiều năm qua, khiến người nuôi chịu lỗ 4.000 - 5.000 đồng/kg

Ngành sản xuất chế biến cá tra tạo ra sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn khi cả người nuôi và doanh nghiệp đều lâm cảnh khó, lại chưa gắn kết bền vững với nhau! Trong bối cảnh người nuôi thua lỗ lớn, doanh nghiệp thiếu vốn, cạnh tranh gay gắt, không lành mạnh... thì mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỉ USD năm 2012 là một thách thức!

Với thu nhập mỗi năm từ 400-500 triệu đồng, chị Phạm Thị Thanh ở xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang là địa chỉ cho nhiều nông dân tìm đến học hỏi.

Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ bên cạnh giá trị là Khu Ramsar đầu tiên của Đông Nam Á còn là nguồn sinh kế trù phú của hàng chục vạn cư dân đang sinh sống tại 5 xã vùng đệm của huyện Giao Thuỷ (Nam Định).

Tại huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) hàng trăm nông dân, bằng những cách làm riêng, đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, được người dân trên đảo trìu mến gọi bằng một tên chung "những triệu phú chân đất".