Giá Atisô Đà Lạt Giảm Đáng Kể

Ngày 12/2, giá atisô tại chợ Đà Lạt loại hoa tươi chỉ còn 30.000 đồng/kg; trong khi, cách nay hơn nửa năm, giá này là 300.000 đồng; có lúc, giá này tăng lên đến 350.000 đồng (khoảng tháng 8/2014) - tăng gấp 7 lần so với cuối năm 2013. Tuy nhiên, trong gần nửa năm gần đây, giá atisô Đà Lạt giảm dần khiến nhiều nhà vườn lo ngại tình trạng chặt bỏ vườn atisô có khả năng tái diễn như cách nay hơn hai năm.
Vào thời điểm hơn hai năm trước, giá bông atisô Đà Lạt chỉ còn dưới 20.000 đồng/kg bông tươi; giá rễ atisô khô chỉ còn 7.000 - 8.000 đồng/kg. Đây là thời điểm được xem là giá atisô Đà Lạt “chạm đáy”.
Sau thời gian thoái trào khiến nhiều nhà vườn Đà Lạt nhổ bỏ atisô, đến đầu năm 2014, sản phẩm của loại cây trồng này bắt đầu tăng lên và đạt kỷ lục (350.000 đồng/kg bông tươi) vào khoảng giữa năm 2014. Bởi vậy, bắt đầu từ giữa 2014, nhà vườn Đà Lạt đã phục hồi diện tích atisô từ 50ha trước đó lên gần 100ha hiện nay. Nhưng, trong thời điểm hiện tại, giá atisô lại sụt giảm nên có thể sẽ lặp lại hiện tượng nhà vườn phá bỏ atisô để trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Atisô được xem là cây dược liệu đặc trưng của Đà Lạt - Lâm Đồng. Bởi điều kiện tự nhiên, ở Việt Nam, cây atisô chỉ trồng được ở Đà Lạt (Lâm Đồng) với diện tích chỉ trên dưới 80ha.
Có thể bạn quan tâm

Hội Làm vườn Cao Bằng đã giúp nhiều hội viên thoát nghèo. Không những vậy, Hội còn tập trung chú trọng xây dựng những mô hình sản xuất hàng hóa, cho thu nhập cao làm điểm học tập cho hội viên

Đến tỉnh Bến Tre vào những ngày cuối năm, đâu đâu cũng thấy người dân trồng bưởi da xanh hồ hởi, phấn khởi cười nói râm ran, bàn về cách chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, cách thu hoạch bưởi vào thời điểm nào bán được giá…

Qua theo dõi và chắt lọc sau nhiều năm nuôi cá, bác Thểu nhận thấy trong các loài cá truyền thống thì con trắm đen có nhiều triển vọng cho con đường làm giàu, vì nó vừa có trọng lượng lớn, thịt chắc ngon ngọt, lại đang phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường.

Có thể căn cứ vào độ phì nhiêu và lượng chất dinh dưỡng trong đất có thể cung cấp cho cây trồng mà bón phân. Ví dụ, đất chua phèn thường thiếu lân, đất cát thiếu kali, đất đỏ thiếu lưu huỳnh. Hoặc căn cứ vào độ pH của đất để chọn loại phân thích hợp. Đất chua nên bón phân lân nung chảy hoặc bột Apatit, hạn chế sử dụng các loại phân gây chua (SSP, SA, K2SO4…).

Măng Tây là loại rau cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao được dùng nhiều trong các nhà hàng, khách sạn cao cấp, sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Cây măng tây đã được đưa vào trồng tại huyện Củ Chi vào năm 2006, tuy giá thành cao nhưng cần chú ý đến việc phòng trị bệnh