Giá Atisô Đà Lạt Giảm Đáng Kể

Ngày 12/2, giá atisô tại chợ Đà Lạt loại hoa tươi chỉ còn 30.000 đồng/kg; trong khi, cách nay hơn nửa năm, giá này là 300.000 đồng; có lúc, giá này tăng lên đến 350.000 đồng (khoảng tháng 8/2014) - tăng gấp 7 lần so với cuối năm 2013. Tuy nhiên, trong gần nửa năm gần đây, giá atisô Đà Lạt giảm dần khiến nhiều nhà vườn lo ngại tình trạng chặt bỏ vườn atisô có khả năng tái diễn như cách nay hơn hai năm.
Vào thời điểm hơn hai năm trước, giá bông atisô Đà Lạt chỉ còn dưới 20.000 đồng/kg bông tươi; giá rễ atisô khô chỉ còn 7.000 - 8.000 đồng/kg. Đây là thời điểm được xem là giá atisô Đà Lạt “chạm đáy”.
Sau thời gian thoái trào khiến nhiều nhà vườn Đà Lạt nhổ bỏ atisô, đến đầu năm 2014, sản phẩm của loại cây trồng này bắt đầu tăng lên và đạt kỷ lục (350.000 đồng/kg bông tươi) vào khoảng giữa năm 2014. Bởi vậy, bắt đầu từ giữa 2014, nhà vườn Đà Lạt đã phục hồi diện tích atisô từ 50ha trước đó lên gần 100ha hiện nay. Nhưng, trong thời điểm hiện tại, giá atisô lại sụt giảm nên có thể sẽ lặp lại hiện tượng nhà vườn phá bỏ atisô để trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Atisô được xem là cây dược liệu đặc trưng của Đà Lạt - Lâm Đồng. Bởi điều kiện tự nhiên, ở Việt Nam, cây atisô chỉ trồng được ở Đà Lạt (Lâm Đồng) với diện tích chỉ trên dưới 80ha.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, nhờ thời tiết tương đối thuận lợi cho việc vươn khơi bám biển, nên sản lượng khai thác thủy sản của ngư dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt hơn 16.170 tấn, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khai thác cá ngừ đại dương đạt hơn 470 tấn, tăng gần 3,5%.

Theo chân ông Chu Văn Báo, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), qua chợ vải thiều những ngày cuối vụ, cảnh mua bán đã không còn tấp nập như vài ngày trước. Người viết muốn tìm mua một chùm vải thiều VietGap loại 1 để thưởng thức cũng thật khó, bởi thương lái đã bao tiêu toàn bộ lượng vải ở chợ cho đến cuối vụ.

Thời gian gần đây, cụm từ chuyển đổi đất sản xuất lúa vụ 3 (lúa thu đông) sang trồng màu đã không ít lần được một số nhà chuyên môn lẫn lãnh đạo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhắc đến. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: “chuyển sang trồng màu, ai lo đầu ra cho nông dân?

Thời điểm này, nhiều hộ nuôi con đặc sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rơi vào cảnh nợ nần, thua lỗ vì giá một số loại con đặc sản xuống thấp hoặc không có đầu ra.

Hiện nay, tại các vùng nông thôn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cho người dân chưa đạt được yêu cầu đề ra. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, trong đó khá nhiều hộ nông dân nghèo gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi làm thủ tục xin giấy CNQSDĐ.