Ghi nhận đóng góp của người khai sinh vụ lúa xuân

Cố Giáo sư Bùi Huy Đáp.
Cố Giáo sư Bùi Huy Đáp là một trong những người đặt nền móng cho khoa học nông nghiệp của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là nhà khoa học tận tụy vì nước, vì dân, vì nền khoa học phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Ông đã viết và dịch khoảng 100 bộ sách về nghiên cứu cây lúa, vi sinh vật trong phát triển cây lúa, trong đó nổi bật nhất là tác phẩm chuyên khảo “Cây lúa miền Bắc Việt Nam”.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh đánh giá: “Giáo sư Bùi Huy Đáp là người đã đề xuất và dày công nghiên cứu về vụ lúa xuân giống mới thay thế cho vụ lúa cổ truyền.
Ngày nay, năng suất lúa xuân giống mới thấp cây cao hơn so với năng suất lúa cổ truyền cao cây dễ đổ trước đây.
Lúa xuân có thời gian sinh trưởng ngắn, tạo tiền đề để bố trí vụ đông lúa vụ 3 trong năm phát triển rộng khắp ở các tỉnh phía Bắc.
Vụ đông không chỉ tăng thêm thu nhập cho người nông dân mà còn cải thiện tính chất đất lúa nhờ chế độ luân canh hợp lý”.
Có thể bạn quan tâm

Theo lời giới thiệu của chủ tịch UBND xã Hà Lương, chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của anh Nguyễn Hồng Quang, hội viên hội nông dân chi hội 4 của xã. Được biết trong những năm gần đây, với ý chí quyết tâm làm giàu và dám nghĩ dám làm, anh Quang đã mạnh dạn lập mô hình nuôi con đặc sản và cho thu nhập cao.

Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.

Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của các tổ chức quốc tế, tỉnh ta đã thực hiện dự án đa dạng hóa nông nghiệp-một trong những dự án chuyển đổi sản xuất cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Năm 2002, 42 hộ gia đình dân tộc Bahnar của làng Mrăh (xã Kdang, huyện Đak Đoa) được hỗ trợ cho vay vốn, cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cao su. Đến nay toàn bộ 88 ha vườn cây đã thu hoạch được 4 năm, đem lại nhiều đổi thay trong đời sống của dân làng.

Mường Ảng là 1 trong 4 huyện được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông - lâm nghiệp, với khoảng 90% lao động nông nghiệp.

Tại xã Phú Sơn (Chợ Lách - Bến Tre), phong trào làm cây giống phát triển gần 10 năm nay, với 2 loại cây chủ lực là mít và xoài. Nhờ sản xuất cây giống, không ít hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.