Ghép Thành Công Giống Mướp Hương Quả Dài

Sau hơn 2 tháng lai ghép, 7 cây mướp hương của gia đình anh Trần Đình Đạo (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành) đã cho trái. Trung bình mỗi trái dài từ 1m đến 1,4m, gấp 3 lần so với mướp hương trồng theo phương pháp truyền thống.
Anh Trần Đình Đạo là nông dân, năm 2009 toàn bộ đất nông nghiệp của gia đình bị thu hồi để xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ. Không còn đất sản xuất, anh chuyển sang kinh doanh khách sạn. Trong khuôn viên khách sạn, anh dành khoảng 50m2 đất làm giàn trồng mướp, bầu bí và các loại rau. Sẵn có kiến thức về nông nghiệp, cùng với tính ham mày mò, nghiên cứu, anh đã lai tạo thành công giống mướp hương cho quả dài.
Anh Đạo cho biết, mới đầu nghĩ chỉ thử làm cho vui, nào ngờ cây mướp lại đậu trái ngoài mong đợi. Để có được những quả mướp hương dài, thơm như vậy, anh đã gieo đồng thời 7 hạt mướp hương với 7 hạt mướp giống quả dài. Khi cây nảy mầm, phát triển được 15 ngày, anh Đạo cắt ngọn mướp hương ghép vào gốc mướp quả dài.
Sau khi ghép được khoảng 58 ngày, mướp bắt đầu ra hoa vàng, đậu trái. Mỗi mắt của dây mướp đậu được một trái, trung bình 1m2 giàn có 10 trái mướp. Trọng lượng đạt từ 1,6 - 1,8 kg/1 trái.
Đưa chúng tôi đi thăm giàn mướp, anh Đạo phấn khởi cho biết, quy trình chăm sóc mướp hương lai hoàn toàn giống các loại mướp khác. Chỉ có điều, mướp hương lai ghép năng suất cao hơn, trái dài hơn nên cần bón tăng hàm lượng đạm, lân và phân NPK cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Để mướp ngọt và thơm, anh Đạo dùng vỏ tôm và cá nhỏ trộn với đất, ủ hoai mục trước khi trồng mướp. Anh Đạo còn bỏ thuốc VIBASU 100gram vào vỏ lon bia treo lên giàn để chống ong và ruồi đục trái. Mướp anh Đạo trồng theo hướng VietGAP, không sử dụng các loại hóa chất hay thuốc trừ sâu. “Giống mướp này dễ trồng, trái ăn rất ngọt, thơm, ít hạt lại cho năng suất cao”, anh Đạo cho hay.
Theo tính toán của anh Đạo, vụ mướp này thu được khoảng 500 kg trái. Với giá bán 8.000đồng/kg như mướp hương thuần chủng, gia đình anh thu lời khoảng 3,5 triệu đồng/50m2. Nếu đầu ra ổn định, loại mướp này cho thu lời cao gấp nhiều lần so với trồng mướp theo phương pháp truyền thống hoặc trồng lúa trên cùng một diện tích canh tác.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Tân Thành cho biết, cơ quan này đã xuống khảo sát mô hình trồng mướp của gia đình anh Đạo, chọn những quả già để lấy hạt về trồng thử nghiệm. Nếu thành công, huyện sẽ tổ chức hội thảo, phổ biến cho nông dân biết để áp dụng, nhằm nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn huyện.
Nguồn bài viết: http://www.baobariavungtau.com.vn/kinh-te/201411/ghep-thanh-cong-giong-muop-huong-qua-dai-558916/
Có thể bạn quan tâm

Những năm trước, trên đất nhiễm phèn, nông dân huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) chủ yếu trồng dứa (khóm), mía, với hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi chuyển sang trồng mãng cầu xiêm, tiêu…, nhiều hộ có thu nhập cao hơn hẳn.

Gần 30 năm gắn bó với cây điều và cũng là một trong những nông dân trồng điều giỏi ở Đồng Nai, ông Dương luôn chú trọng tìm những giống điều mới cùng với những cách làm mới để cải tạo vườn điều, cải thiện năng suất điều nhằm tăng thu nhập.

Ngày 19/5/2014, tại Hà Nội, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đã phối hợp, tổ chức buổi làm việc giữa một số đơn vị trực thuộc Tổng cục Thủy sản và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) để tham vấn ý kiến các đơn vị về ý tưởng dự án “Nghiên cứu hỗ trợ giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam”.

Để bảo đảm phát triển ổn định, ngành nông nghiệp của thị xã đã chuyển dịch theo hướng quy hoạch vùng ngành, như quy hoạch vườn cây ăn trái đặc sản hay phát triển nông nghiệp đô thị gắn với chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng có hiệu quả.

Vụ biểu tình quá khích vừa rồi ở Bình Dương và một số tỉnh ĐNB đã có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ một số mặt hàng nông sản, nhất là trứng gia cầm.