Ghép Thành Công Giống Mướp Hương Quả Dài

Sau hơn 2 tháng lai ghép, 7 cây mướp hương của gia đình anh Trần Đình Đạo (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành) đã cho trái. Trung bình mỗi trái dài từ 1m đến 1,4m, gấp 3 lần so với mướp hương trồng theo phương pháp truyền thống.
Anh Trần Đình Đạo là nông dân, năm 2009 toàn bộ đất nông nghiệp của gia đình bị thu hồi để xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ. Không còn đất sản xuất, anh chuyển sang kinh doanh khách sạn. Trong khuôn viên khách sạn, anh dành khoảng 50m2 đất làm giàn trồng mướp, bầu bí và các loại rau. Sẵn có kiến thức về nông nghiệp, cùng với tính ham mày mò, nghiên cứu, anh đã lai tạo thành công giống mướp hương cho quả dài.
Anh Đạo cho biết, mới đầu nghĩ chỉ thử làm cho vui, nào ngờ cây mướp lại đậu trái ngoài mong đợi. Để có được những quả mướp hương dài, thơm như vậy, anh đã gieo đồng thời 7 hạt mướp hương với 7 hạt mướp giống quả dài. Khi cây nảy mầm, phát triển được 15 ngày, anh Đạo cắt ngọn mướp hương ghép vào gốc mướp quả dài.
Sau khi ghép được khoảng 58 ngày, mướp bắt đầu ra hoa vàng, đậu trái. Mỗi mắt của dây mướp đậu được một trái, trung bình 1m2 giàn có 10 trái mướp. Trọng lượng đạt từ 1,6 - 1,8 kg/1 trái.
Đưa chúng tôi đi thăm giàn mướp, anh Đạo phấn khởi cho biết, quy trình chăm sóc mướp hương lai hoàn toàn giống các loại mướp khác. Chỉ có điều, mướp hương lai ghép năng suất cao hơn, trái dài hơn nên cần bón tăng hàm lượng đạm, lân và phân NPK cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Để mướp ngọt và thơm, anh Đạo dùng vỏ tôm và cá nhỏ trộn với đất, ủ hoai mục trước khi trồng mướp. Anh Đạo còn bỏ thuốc VIBASU 100gram vào vỏ lon bia treo lên giàn để chống ong và ruồi đục trái. Mướp anh Đạo trồng theo hướng VietGAP, không sử dụng các loại hóa chất hay thuốc trừ sâu. “Giống mướp này dễ trồng, trái ăn rất ngọt, thơm, ít hạt lại cho năng suất cao”, anh Đạo cho hay.
Theo tính toán của anh Đạo, vụ mướp này thu được khoảng 500 kg trái. Với giá bán 8.000đồng/kg như mướp hương thuần chủng, gia đình anh thu lời khoảng 3,5 triệu đồng/50m2. Nếu đầu ra ổn định, loại mướp này cho thu lời cao gấp nhiều lần so với trồng mướp theo phương pháp truyền thống hoặc trồng lúa trên cùng một diện tích canh tác.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Tân Thành cho biết, cơ quan này đã xuống khảo sát mô hình trồng mướp của gia đình anh Đạo, chọn những quả già để lấy hạt về trồng thử nghiệm. Nếu thành công, huyện sẽ tổ chức hội thảo, phổ biến cho nông dân biết để áp dụng, nhằm nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn huyện.
Nguồn bài viết: http://www.baobariavungtau.com.vn/kinh-te/201411/ghep-thanh-cong-giong-muop-huong-qua-dai-558916/
Có thể bạn quan tâm

Thành phố Hải Phòng không có làng nghề truyền thống nào về nghề rèn, những hộ cá lẻ chuyên làm nghề này cũng ít. Với anh Tiêu Đức Lâm, đây là nghề tay trái, nhưng lại được nhiều người suy tôn là “vua rèn”, bởi tay nghề có hạng và sự mẫn cán của anh trong công việc.

Tôm chết hàng loạt ở ĐBSCL thời gian qua được các chuyên gia xác định nguyên nhân chính là do thuốc BVTV (nông dân sử dụng để diệt giáp xác) tồn dư trong môi trường.

Ngày 7/5, tại tỉnh Đồng Nai, Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, lần I – năm 2012 với chủ đề “Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai tổ chức. Nhiều giải pháp áp dụng chế phẩm sinh học (CPSH)được người chăn nuôi rất quan tâm…

Ngày 22.6, ông Phạm Văn Thọ - Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thọ (H.Phù Mỹ, Bình Định) cho biết bí đao khổng lồ (40 - 45 kg/quả) trên địa bàn đang được thương lái thu mua với giá 4.000 - 4.500 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.